GMP là gì? Vai trò, lợi ích và phạm vi áp dụng của GMP
Chat Zalo
Chat ngay

GMP là gì? Vai trò, lợi ích và phạm vi áp dụng của GMP

Tác giả: ISOCUS | 06-08-2019, 5:01 pm
GMP là gì? GMP là một tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng và bắt buộc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cần phải tuân thủ theo. Vậy cụ thể tiêu chuẩn GMP là gì? Vai trò và lợi ích của nó đối với doanh nghiệp ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

GMP là gì? GMP là một tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng và bắt buộc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cần phải tuân thủ theo. Vậy cụ thể tiêu chuẩn GMP là gì? Vai trò và lợi ích của nó đối với doanh nghiệp ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. 

GMP là gì?

GMP là cụm từ viết tắt cho Good Manufacturing Practices - Thực hành sản xuất tốt. Đây là một tiêu chuẩn cơ bản và được coi là một trong những chương trình tiên quyết để có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc HACCP. 

GMP là gì

Theo đó, tiêu chuẩn GMP sẽ đưa ra các yêu cầu liên quan tới mọi khía cạnh trong quá trình sản xuất cũng như kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. 

Cụ thể, tiêu chuẩn GMP sẽ bao gồm những nội dung như sau:

  • Những yêu cầu kỹ thuật hoặc quy trình chế biến được mô tả rõ ràng theo từng công đoạn (hoặc một phần của một công đoạn sản xuất cụ thể). 
  • Những lý do giải thích tại sao doanh nghiệp phải tuân thủ những yêu cầu  thuật và quy trình thực hiện.
  • Hướng dẫn doanh nghiệp những thao tác, thủ tục cần đáp ứng ở mỗi công đoạn/ một phần của công đoạn sản xuất để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng và an toàn vệ sinh.
  • Hướng dẫn phân công cụ thể các công việc cần thực hiện và những quy định trong giám sát việc thực hiện GMP.

Vai trò và lợi ích của GMP

Vai trò của GMP

Trong bối cảnh sức khỏe an toàn của con người đang được chú trọng nhiều hơn, thị trường vì thế mà cũng ngày càng có những tiêu chuẩn khắt khe đối với sản phẩm/ dịch vụ được lưu hành. 

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng quy định mọi cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải được chứng nhận GMP. Bởi vậy tiêu chuẩn GMP đóng vai trò là một điều kiện tiên quyết bắt buộc giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật và có thể lưu thông sản phẩm của mình trên thị trường hợp pháp. 

Hơn nữa, GMP cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận ISO 22000/ HACCP cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình. Bởi GMP là cơ sở việc vận hành và kiểm soát hệ thống này đạt được hiệu quả. 

Lợi ích của GMP

Áp dụng GMP không đơn thuần chỉ là để đáp ứng các yêu cầu về mặt thủ tục hay pháp luật, tiêu chuẩn này còn đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Cụ thể: 

Lợi ích khi ứng dụng tiêu chuẩn GMP

Lợi ích của doanh nghiệp khi ứng dụng tiêu chuẩn GMP vào trong sản xuất

Các doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng tiêu chuẩn GMP vào quá trình sản xuất sẽ đạt được những lợi ích như:

  • Giúp sản phẩm/ dịch vụ có thể lưu thông dễ dàng trên thị trường, dễ đạt được sự chấp thuận từ đối tác hay khách hàng.
  • Tăng sức tiêu thụ sản phẩm do tạo được niềm tin từ người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Giảm thiểu chi phí sản xuất do hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được chuẩn hóa từ quy trình cho tới hoạt động kiểm soát, giảm thiểu sự lãng phí do đầu tư quá mức hoặc đầu tư không phù hợp với yêu cầu.
  • Giảm tỷ lệ sản phẩm bị thu hồi và tỷ lệ các phản hồi tiêu cực từ khách hàng do đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ được ổn định về chất lượng và an toàn cho sức khỏe. 
  • Tăng hiệu quả công việc do đội ngũ nhân viên nắm rõ được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong các công việc thường ngày.
  • Là lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm của đối thủ, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường.
  • Là cầu nối để sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có thể thâm nhập vào các thị trường mới/ thị trường khó tính hơn. 
  • Là bước đầu tiên để có thể được chứng nhận HACCP/ISO 22000.
  • Là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền hoặc các bên liên quan thực hiện đánh giá khi cần. 

Lợi ích của tiêu chuẩn GMP đối với người tiêu dùng

Về phía người tiêu dùng, tiêu chuẩn GMP sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn được các sản phẩm/ dịch vụ thực sự có chất lượng. Đảm bảo an toàn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 

Lợi ích khi ứng dụng tiêu chuẩn GMP

Đặc biệt là khi tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu... đang ở mức báo động hiện nay. Trong khi đó, vẫn chưa có nhiều quy định cụ thể, chặt chẽ cùng các chế tài xử phạt thích đáng với những sai phạm làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP là gì?

Có thể thấy được, GMP đem lại rất nhiều lợi ích cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Vậy phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP là gì?

Nhiều doanh nghiệp thường cho rằng GMP chỉ kiểm soát quá trình sản xuất/ chế biến thực phẩm. Thực tế, phạm vi áp dụng của GMP còn rộng hơn thế.

Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP

Mọi yếu tố hay các vấn đề có tác động tới việc vệ sinh an toàn thực phẩm đều sẽ được kiểm soát bởi GMP, bao gồm:

  • Nhân sự;
  • Nhà xưởng, nhà máy chế biến, sản xuất;
  • Trang thiết bị, máy móc;
  • Vệ sinh sản xuất;
  • Vệ sinh môi trường;
  • Vệ sinh cá nhân;
  • Quá trình sản xuất;
  • Chất lượng sản phẩm khi thử nghiệm mẫu;
  • Kiểm tra nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng, vệ sinh;
  • Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách hợp lý nhất;
  • Thực hiện và lưu trữ tài liệu, hồ sơ …

Một số thông tin cần biết thêm về GMP

Các lĩnh vực sản xuất áp dụng tiêu chuẩn GMP là gì?

Tiêu chuẩn GMP áp dụng cho mọi doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.

Các lĩnh vực sản xuất áp dụng tiêu chuẩn GMP

Cụ thể, Bộ Y tế quy định các doanh nghiệp bắt buộc phải có chứng nhận tiêu chuẩn GMP khi thực hiện sản xuất, chế biến hay kinh doanh sản phẩm có yêu cầu khắt khe về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như:

  • Thực phẩm
  • Dược phẩm
  • Mỹ phẩm
  • Trang thiết bị y tế
  • ...

Các yêu cầu trong tiêu chuẩn GMP là gì?

Để đảm bảo về chất lượng và an toàn vệ sinh của sản phẩm, tiêu chuẩn GMP đưa ra 5 yêu cầu cơ bản sau đây: 

Yêu cầu về nhân sự

Doanh nghiệp cần có những chuẩn mực cụ thể khi tuyển dụng nhân viên nhằm đảm bảo đội ngũ nhân sự có trình độ, năng lực phù hợp với công việc.

Xây dựng chương trình đào tạo về mặt chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân. 

Xây dựng bộ quy định về việc kiểm tra sức khỏe (thể lực, trí lực và bệnh tật) cho nhân sự, đặc biệt là những công nhân làm việc trực tiếp ở khâu sản xuất, chế biến.

➣ Yêu cầu về thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà, xưởng và thiết bị chế biến

Khi thiết kế, xây dựng, lắp đặt hay trang bị máy móc, doanh nghiệp cần phải có những quy định cụ thể đối với đơn vị thi công. Đặc biệt là về các vấn đề như vị trí đặt nhà máy, thiết kế, loại nguyên vật liệu để xây dựng nhà xưởng, thiết bị sao cho phù hợp.

➣ Yêu cầu kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, môi trường

Doanh nghiệp cần đặt ra các quy định cho việc vệ sinh trong quá trình sản xuất, bảo gồm:

  • Các phương pháp xử lý nước thải, rác thải hay sản phẩm phụ;
  • Các phương pháp bảo quản 5 hóa chất nguy hiểm;
  • Các phương pháp kiểm soát sinh vật gây hại;
  • Các quy trình với yêu cầu cụ thể cho việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nhà xưởng.

➣ Yêu cầu về kiểm soát quá trình chế biến

Toàn bộ quá trình chế biến cần phải được đặt ra các yêu cầu cụ thể rõ ràng từ phương pháp chế biến, các thủ tục, hướng dẫn công việc cụ thể tới tiêu chuẩn về nguyên vật liệu, sản phẩm, công thức chế biến cùng những biện pháp kiểm tra, giám sát.

➣ Yêu cầu về kiểm soát quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm

Doanh nghiệp cần có các quy định đảm bảo sản phẩm cuối cùng không bị nhiễm bẩn trong quá trình bảo quản và vận chuyển. 

Tránh trường hợp sản phẩm bị thay đổi về chất và lượng do ảnh hưởng bởi các tác nhân vật lý, hoá học, vi sinh, không thay đổi chất lượng. . .Dẫn tới nguy cơ bị khách hàng khiếu nại hay phải thu hồi sản phẩm. 

Như vậy, GMP là một tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm thực sự có chất lượng, đảm bảo an toàn và đáp ứng được các mục tiêu, định hướng được đề ra. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp doanh nghiệp giải đáp được câu hỏi GMP là gì? cũng như vai trò, lợi ích phạm vi áp dụng của GMP. 

Để được tư vấn chứng nhận GMP, doanh nghiệp có thể liên hệ ngay cho ISOCUS qua hotline 0937619299 (hoàn toàn miễn phí, 24/7) để được các chuyên gia phản hồi trong thời gian sớm nhất. 



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299