Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề đáng báo động hiện nay khi những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, quán ăn… liên tục xảy ra nhiều vụ ngộ độc với mức độ vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của người tiêu dùng.
Chính vì thế mà cơ quan quản lý Nhà nước ngày càng quản lý chặt chẽ và có các chế tài xử phạt nghiêm khắc trong lĩnh vực thực phẩm. Trong đó việc cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Ngoại trừ một số trường hợp sau đây (được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP):
Như đã nói ở trên, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có nếu như các cơ sở, đơn vị doanh nghiệp muốn kinh doanh trên thị trường thực phẩm. Vì vậy, việc có được giấy phép an toàn thực phẩm sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết một số vấn đề sau:
Ngoài ra, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm còn đem đến nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như:
Như vậy có thể thấy, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiết đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu là thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp thực phẩm khi lần đầu xin cấp loại giấy phép này.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 37, Luật An toàn thực phẩm 2010 thì thời hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian hiệu lực 3 năm đó, doanh nghiệp có thể hoàn toàn tự do kinh doanh theo đúng như những gì đã cam kết và thỏa thuận với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, để xác nhận rằng doanh nghiệp tuân thủ và đảm bảo được điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc có thể kiểm soát đột xuất. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc và đúng theo quy định để không bị xử phạt và thu hồi giấy chứng nhận.
Nếu như giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm, thì có phải sau khi hết thời hạn 3 năm đó mới phải xin cấp lại giấy chứng nhận hay không?
Theo như quy định của pháp luật, sau khi kết thúc thời hạn 3 năm đó, doanh nghiệp sẽ phải xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nếu vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc xin cấp lại giấy chứng nhận phải được tiến hành trước 6 tháng trước khi giấy chứng nhận hết hiệu lực. Tất nhiên là trong khoảng thời gian 6 tháng này, giấy chứng nhận cũ vẫn còn hiệu lực như bình thường.
Tuy nhiên, nếu trước thời gian 6 tháng mà doanh nghiệp vẫn chưa xin cấp lại giấy chứng nhận mới trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền có kiểm tra thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt và cơ quan Nhà nước sẽ không chấp nhận với bất cứ lý do gì, vì đây là quy định của pháp luật. Do đó, doanh nghiệp nên chủ động tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật và tuyệt đối không để cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu? Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp Quý doanh nghiệp có đầy đủ kiến thức về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, từ đó có thể thực hiện và chấp hành đúng theo quy định pháp luật. Nếu có bất kỳ khó khăn hoặc vướng mắc về xin cấp lại giấy phép hoặc các vấn đề pháp lý khác có liên quan thì hãy liên hệ ngay cho ISOCUS qua hotline 0937.619.299 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.