Quy trình cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp
Chat Zalo
Chat ngay

Quy trình cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp

Tác giả: ISOCUS | 05-08-2021, 2:57 pm
Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Vậy cần những điều kiện gì để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm? Ai có thẩm quyền cấp? Quy trình, thủ tục cấp như thế nào?

Căn cứ pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

  • Luật an toàn thực phẩm năm 2010
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP

Hiểu thế nào về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Hiện nay, sản xuất, kinh doanh thực phẩm là một trong những ngành nghề, lĩnh vực thu hút rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên thị trường. Một trong những điều kiện bắt buộc mà các doanh nghiệp, cá nhân phải có khi đi vào hoạt động đó chính là được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Vậy giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ chứng minh các sản phẩm mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cung cấp là đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Giấy chứng nhận này do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở, đơn vị trong lĩnh vực thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều cần các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở của mình. Tuy nhiên để được cấp loại giấy chứng nhận này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, có đủ điều kiện về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh được quy định cụ thể tại Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Thứ hai, có đăng ký ngành nghề sản xuất và kinh doanh thực phẩm trong giấy phép đăng ký kinh doanh. 

Quy trình cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như thế nào?

Quy trình cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một trong những câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi đối với những doanh nghiệp mới, doanh nghiệp chứng nhận lần đầu, việc đạt được giấy chứng nhận là điều không hề dễ dàng. Họ còn bỡ ngỡ và không biết bắt đầu từ đâu, cần những giấy tờ gì và hoàn thành trong bao lâu?

Để giải quyết những thắc mắc và khó khăn cho doanh nghiệp, dưới đây ISOCUS sẽ hướng dẫn cụ thể các bước để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp.

Bước 1: Soạn và chuẩn bị hồ sơ

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thành phần hồ sơ:

Theo Khoản 1, Điều 36, Luật An toàn thực phẩm 2010, thành phần hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền)
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe của cả chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (do các cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp)
  • Giấy xác nhận chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh đã tham gia khóa tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm (theo quy định của Bộ Trưởng Bộ quản lý ngành).

Bước 2: Nộp hồ sơ

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo Điều 35, Luật an toàn thực phẩm 2010 thì có 3 cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, đó là:

  • Bộ Y tế: cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở chế biến thức ăn, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản
  • Bộ công thương: cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

- Khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận sẽ ghi vào sổ và đưa phiếu tiếp nhận hồ sơ (trong đó có ghi rõ ngày hẹn trả kết quả hồ sơ).

- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cử người đến kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 

- Kết quả được ghi vào biên bản kiểm tra thực tế.

Bước 4: Trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, nếu kết quả kiểm tra đủ điều kiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.

- Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không đạt, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải trả lời bằng văn bản và ghi rõ lý do không đủ điều kiện kèm theo thời hạn tái thẩm định (tối đa là 03 tháng).

- Nếu kết quả kiểm tra thực tế vẫn không đạt thì đoàn đánh giá sẽ lập biên bản và đề xuất đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đình chỉ hoạt động của tổ chức, cá nhân đó.

Lưu ý: Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm chỉ có hiệu lực trong vòng 03 năm. Vì vậy, 6 tháng trước khi giấy chứng nhận hết hạn, doanh nghiệp bạn phải nộp lại hồ sơ xin cấp lại giấy phép (trong trường hợp vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh).

Dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của ISOCUS

Nhằm giúp khách hàng giải quyết những khó khăn, rắc rối trong việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, ISOCUS cung cấp đến Quý khách hàng dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với quy trình bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và thông tin của khách hàng
  • Bước 2: Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất cũng như tính pháp lý của các giấy tờ hiện có của khách hàng
  • Bước 3: Tư vấn về các vấn đề liên quan đến việc xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bước 4: Ký hợp đồng với khách hàng
  • Bước 5: Tư vấn và soạn thảo hồ sơ cho khách hàng
  • Bước 6: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
  • Bước 7: Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định
  • Bước 8: Theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định cho khách hàng
  • Bước 9: Đại diện khách hàng nhận giấy chứng nhận và trao kết quả lại cho khách hàng.

Trên đây là quy trình cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mà ISOCUS muốn chia sẻ đến Quý doanh nghiệp. Nếu thực hiện tuần tự và chính xác theo những bước trên, doanh nghiệp bạn sẽ đạt được giấy chứng nhận trong thời gian sớm nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được trải nghiệm những dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất! Vui lòng liên hệ qua hotline 0937.619.299, ISOCUS hân hạnh được đồng hành cùng Quý doanh nghiệp!

 



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299