Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ sở kinh doanh về dịch vụ ăn uống khi các cơ sở đó có đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Đây là điều kiện cần có để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh thực phẩm cam kết cung cấp những thực phẩm đảm bảo vệ sinh và an toàn đến tay người tiêu dùng.
Làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp đặt ra khi muốn sở hữu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo quy định tại Điều 35, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương.
Tùy theo từng ngành nghề mà chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký thì việc xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng sẽ thuộc lĩnh vực phân công quản lý và chịu trách nhiệm của 3 cơ quan trên.
Theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 34, Luật an toàn thực phẩm 2010, để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng được 2 điều kiện sau đây:
Để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì các tổ chức, cá nhân cần biết về quy trình, thủ tục cũng như cách thức thực hiện để đạt được giấy chứng nhận này. Sau đây là các bước cơ bản trong thủ tục làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp bạn cần nắm rõ:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, chính xác bao gồm những giấy tờ sau đây:
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền của cơ quan nào thì nộp hồ sơ cho cơ quan đó theo quy định của pháp luật).
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ đến kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm của tổ chức, cá nhân.
Bước 4: Trả kết quả
Nếu kết quả kiểm tra thực tế là đủ điều kiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đó. Đối với trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 3 năm. Trước 6 tháng tính từ ngày giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của cơ sở đó hết hạn, tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin làm lại giấy chứng nhận trong trường hợp vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp lại sẽ được thực hiện như lần đầu.
Trên đây là những chia sẻ của ISOCUS về thủ tục làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích giúp Quý khách hàng thực hiện việc xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới ISOCUS qua số điện thoại 0937.619.299 để nhận được sự tư vấn tận tình và chính xác nhất.
Chứng nhận an toàn thực phẩm HACCP là một tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu cho các nhà chế biến và sản xuất thực phẩm để công nhận rằng nhóm của họ đã phát triển một kế hoạch HACCP toàn diện và đầy đủ và đã thực hiện nó một cách hiệu quả.
Là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, kế hoạch HACCP của bạn phải có đầy đủ các tài liệu và thủ tục về cách xác định và tiến hành phân tích các mối nguy, giới hạn, kiểm soát và giám sát bất kỳ mối nguy tiềm ẩn nào trong chuỗi thực phẩm của bạn.
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. HACCP dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm. HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống.
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn.
Các nguyên lý của HACCP được thống nhất trên toàn thế giới. Chúng có thể áp dụng trong tất cả các ngành sản xuất đồ ăn và thức uống, trong việc phân phối và bán sản phẩm.
HACCP ra đời từ thập niên 60 cùng với chương trình vũ trụ của cơ quan NASA Mỹ nhằm ngăn ngừa ngộ độc ăn uống và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho các phi hành gia khi phóng tàu vũ trụ Columbia lên không trung.
Năm 1971, điều luật này bắt đầu được áp dụng trong ngành F&B (Food And Beverage) tại Mỹ nhằm đảm bảo chất lượng ATTP. Sau đó nó nhanh chóng trở thành một hệ thống được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Việc áp dụng chứng nhận HACCP không phải chỉ đơn thuần là việc phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn. Mà cần phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết và chương trình tiên quyết. Ví dụ như: Quy phạm Thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practice). Quy phạm Thực hành vệ sinh tốt SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures).Các chương trình hỗ trợ khác để làm nền tảng cho việc đảm bảo (ATVSTP).
Tổ chức nào nên áp dụng và đạt chứng nhận an toàn thực phẩm HACCP
Tư vấn HACCP và Chứng chỉ/Chứng nhận HACCP áp dụng cho các đối tượng sau:
→ Ngoài ra, để chắc chắn, bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị chuyên tư vấn HACCP, đánh giá và chứng nhận HACCP để được hỗ thêm thông tin chính xác nhé !
Đánh giá chứng nhận HACCP nhằm mục đích xem xét 7 nguyên tắc chính của kế hoạch HACCP . Doanh nghiệp thực phẩm của bạn dự kiến sẽ thành lập và thể hiện sự ổn định khi thực hiện các nguyên tắc sau:
Cách tốt nhất để đảm bảo bạn được cấp chứng chỉ HACCP là hoàn thành kế hoạch HACCP càng nhiều càng tốt, đồng thời kiểm tra và áp dụng tính hiệu quả của nó. Sẽ không thành vấn đề nếu kế hoạch HACCP của bạn đã hoàn thành nếu nó không phù hợp với hoạt động thực phẩm của bạn và bạn chưa áp dụng nó.
Một phần của tiêu chí đánh giá liên quan đến hồ sơ của bạn về phản ứng kịp thời để giữ an toàn thực phẩm là ưu tiên của bạn. Các báo cáo về các vấn đề an toàn thực phẩm do không tuân thủ luật thực phẩm sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian để chất vấn hơn trong quá trình đánh giá HACCP.