Ý NGHĨA CỦA DẤU PHÙ HỢP
Dấu phù hợp có một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và an toàn người tiêu dùng. Trước năm 1990, chứng nhận sản phẩm tập trung vào an toàn người tiêu dùng.
Các sản phẩm có gắn dấu chứng nhận được thừa nhận xác định rằng sản phẩm đó đã đạt được các tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe, môi trường nhất định. Các công chức và người tiêu dùng coi dấu phù hợp là biểu tượng rằng sản phẩm là an toàn để sử dụng và các lợi ích của người tiêu dùng được bảo vệ.
Dấu trên sản phẩm hoặc trên tài liệu thông tin về sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ thể hiện dưới nhiều kiểu dạng. Dấu rất có ý nghĩa để phân biệt giữa một bên là xác định hoặc mô tả sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ và đặc tính của nó, và bên kia là xác định sự phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật, quy chế thực hành, hệ thống quản lý hoặc tiêu chuẩn sản phẩm/dịch vụ.
Phạm vi sau thường căn cứ trên đánh giá sự phù hợp của một tổ chức giám định, chứng nhận, công nhận độc lập hoặc trên cơ sở sản phẩm được nhà cung ứng tự công bố về sự phù hợp. Một vài ví dụ không căn cứ vào đánh giá sự phù hợp bao gồm nhãn hiệu hay thương hiệu của nhà cung ứng, ghi nhãn dinh dưỡng, cảnh báo an toàn hoặc vận chuyên, công bố về sự vắng mặt những thành phần đặc biệt (thường liên quan tới một số chương trình ghi nhãn sinh thái, hoặc cảnh báo với những người tiêu dùng nhạy cảm – ăn kiêng), hoặc chi tiết về phương pháp sản xuất, chế biến. Trong khi có thể là một số công bố ghi nhãn được kiểm chứng bằng đánh giá sự phù hợp thì những ghi nhãn theo dạng này thường được thực hiện mà không phải qua một quá trình đánh giá phù hợp chính thức.
Người sử dụng nhận biết dấu đánh giá sự phù hợp như thế nào và liệu họ có cần quan tâm đến việc sử dụng chúng?
Dấu phù hợp có thể chuyển tải những thông điệp có tác động mạnh mẽ về một sản phẩm hay dịch vụ, nhưng liệu tất cả những người sử dụng đều hiểu được thông điệp này?
– Dấu có chứng nhận về sự an toàn của một sản phẩm cụ thể, hay sự tác động của nó lên môi trường, độ bền và vận hành không?
– Dấu có thể hiện một tuyên bố rằng nhà cung ứng sản phẩm hay dịch vụ vận hành một hệ thống quản lý phù hợp với tiêu chuẩn hay quy chế thực hành đặc thù không?
– Ai là người sở hữu dấu xuất hiện trên một sản phẩm hay đi kèm theo một dịch vụ
– Dấu thuộc về nhà cung ứng hay một tổ chức đánh giá sự phù hợp độc lập?
– Tại sao một số sản phẩm lại có rất nhiều dấu khác nhau?
– Dấu có tạo điều kiện cho một sản phẩm/dịch vụ tiếp cận thị trường cụ thể, hay có dẫn đến việc chấp nhận sản paharm hay dịch vụ bởi một cơ quan quản lý không?
– Người tiêu dùng có thể tìm thêm thông tin quan trọng về một dấu phù hợp cụ thể ở dâu?
– Ai chịu trách nhiệm nếu một sản phẩm gắn dấu phù hợp không đạt yêu cầu?
Vậy dấu phù hợp là gì?
– Nhà sản xuất nộp đơn và đề nghị thử nghiệm sản phẩm trên cơ sở tự nguyện
– “Dấu” xác định rằng nhà sản xuất đã thực hiện toàn bộ các quá trình đánh giá được yêu cầu đối với sản phẩm
– Sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật chính quy định bởi tổ chức chứng nhận thích hợp được coi là phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn cụ thể
– Dấu thể hiện sự tuân thủ với quy định pháp luật
Dấu chứng nhận sản phẩm không phải là gì?
-Không được chủ định để ám chỉ về chất lượng
Các yêu cầu chung
Để có được dấu phù hợp cho một sản phẩm, nhà sản xuất được yêu cầu thực hiện một chương trình thử nghiệm sản phẩm toàn diện. Mẫu của sản phẩm được thử nghiệm theo các tiêu chuẩn an toàn được quốc gia, quốc tế thừa nhận và phải có thể dự đoán được rủi ro cháy, điện giật, và các mối nguy hiểm khác. Tổ chức chứng nhận định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra cơ sở sản xuất để đánh giá các sản phảm có tiếp tục đáp ứng các yêu cầu an toàn sản phẩm. Thậm chí sau khi đánh giá sản phẩm ban đầu, tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra mẫu của sản phẩm lặp đi lặp lại.
Dấu chứng nhận phù hợp sản phẩm không bao gồm các thông tin kỹ thuật chi tiết về sản phẩm, nhưng nó phải có đủ thông tin để thanh tra viên có thể truy tìm nguồn gốc sản phẩm tới nhà sản xuất hay đại diện ủy quyền tại quốc gia xuất khẩu. Thông tin chi tiết này không xuất hiện bên cạnh dấu an toàn, mà nên có trong công bố (chứng nhận) sự phù hợp, đôi khi được biết là tự công bố của nhà sản xuất, theo đó nhà sản xuất hoặc đại diện thẩm quyền hay nhà nhập khẩu phải có khả năng cung cấp tại bất kỳ thời gian nào, cùng với hồ sơ kỹ thuật sản phẩm.
Công bố sự phù hơp phải có ít nhất những nội dung sau:
– Nhận biết về sản phẩm – kiểu loại, số seerri, v.v…
– Tên và số hiệu tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá sự phù hợp
– Tên phòng thử nghiệm độc lập có thẩm quyền tiến hành đánh giá sự phù hợp
– Chữ ký của nhà sản xuất hoặc đại diện ủy quyền
– Tên và địa chỉ nhà sản xuất
Một số tổ chức và dấu chứng nhận sản phẩm
STT | Tên tổ chức | Mẫu dấu phù hợp |
1 | Underwriters Laboratories – Hoa Kỳ (UL) | |
2 | Trung tâm Chứng nhận Phù hợp -QUACERT | |
3 | The European Union |
…..
Dấu hiệu ISOCUS: Đẳng cấp của chất lượng