Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tác giả: ISOCUS | 21-04-2017, 4:40 pm
Thực tế hiện nay trong hoạt động thực tiễn, để đánh giá hiệu lực, hiệu  quả của công tác...

Thực tế hiện nay trong hoạt động thực tiễn, để đánh giá hiệu lực, hiệu  quả của công tác quản lý chất lượng nói chung và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cụ thể nói riêng, thường đánh giá mức độ đạt được mục tiêu và kết quả thực hiện các nội dung/ nhiệm vụ cụ thể so với yêu cầu quản lý, cụ thể so với chương trình, đề án, kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mặc dù chưa có tài liệu cụ thể nào đưa ra các tiêu chí đánh giá công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhưng trong phạm vi luận văn này, tác giả đề xuất một số tiêu chí cơ bản đánh giá công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:

Bảng 1 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Nhóm tiêu chí Ý nghĩa
1.      Nhóm tiêu chí tổng hợp  
– Tỷ lệ sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn (quốc tế, khu vực, quốc gia, nước ngoài)

– Tỷ lệ sản phẩm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (quốc gia, địa phương)

Các tiêu chí này đánh giá hiệu lực, hiệu quả chung của công tác quản lý chất lượng; có thể đánh giá cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, cho từng ngành và cho cả nền kinh tế
2.      Nhóm tiêu chí về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ  thuật  
–         Tỷ lệ sản phẩm, hàng hóa có tiêu chuẩn quốc gia để áp dụng

–         Tỷ lệ sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 có quy chuẩn kỹ thuật (quốc gia, địa phương) để áp dụng

–         Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn (quốc tế, khu vực,  nước ngoài)

Các tiêu  chí này đánh giá công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có đáp ứng được yêu cầu quản lý và nhu cầu sản xuất kinh doanh hay không.

Tiêu chí hài hòa tiêu chuẩn đánh giá mức độ hội nhập quốc tế và tuân thủ Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Tổ chức thương mại thế giới nhằm xóa bỏ rào cản kỹ thuật, thuận lợi hóa thương mại

3.      Tiêu chí về đánh giá sự phù hợp  
–         Số lượng phòng thử nghiệm

–         Số lượng tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý

–         Số lượng tổ chức chứng nhận  sản phẩm

–         Số lượng tổ chức giám định

Các tiêu chí này đánh giá khả năng thử nghiệm, chứng nhận, giám định các chỉ tiêu chất lượng phục vụ quản lý, sản xuất, kinh doanh.
4.      Nhóm tiêu chí đánh giá công nhận  
–          Tỷ lệ phòng thử nghiệm được công nhận theo TCVN ISO/IEC 17025

–         Tỷ lệ phòng thử nghiệm y tế được công nhận theo ISO 15189

–         Tỷ lệ tổ chức chứng nhận hệ thống chất lượng được công nhận theo TCVN5956 (ISO/IEC 17021)

–         Tỷ lệ tổ chức chứng nhận sản phẩm được công nhận theo TCVN ISO/IEC 17065

–         Tỷ lệ tổ chức giám định được công nhận theo TCVN ISO/IEC 17020

 

Các tiêu chí này cụ thể hóa và làm sâu sắc thêm nhóm tiêu chí 3 ở trên nhằm đánh giá trình độ/ năng lực các phòng thử nghiệm, các tổ chức chứng nhận, các tổ chức giám định từ đó suy ra chất lượng hoạt động đánh giá sự phù hợp.

5.      Nhóm tiêu chí kiểm tra, thanh tra  
–         Số lượng kiểm soát viên chất lượng

–         Số lượng lần kiểm tra

–         Số lượng lần thanh tra

Các tiêu chí này đánh giá khả năng cơ quan kiểm tra chất lượng được đầu tư về nhân lực, tần xuất kiểm tra/thanh tra. Tuy nhiên, số lượng nhiều thể hiện khả năng hoàn thành nhiệm vụ và tính quyết liệt của các cơ quan nhà nước, nhưng kết quả ở những nhóm tiêu chí trên, nhất là nhóm tiêu chí 1, mới thực sự đánh giá được hiệu lực, hiệu quả của quản lý chất lượng

Để đánh giá hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có hiệu quả hay không phụ thuộc vào các tiêu chí nêu trên. Nếu một trong các tiêu chí trên không đáp ứng tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại nước ta.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299