Những năm trước đây, nhiều nước xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia (TCQG) của mình với sự khác biệt đáng kể.
Đặc biệt, sự khác biệt về mặt kỹ thuật đã từng gây ra bao nhiêu khó khăn không những cho quan hệ thương mại song phương và đa phương ở tầm vĩ mô mà còn cho những người tiêu dùng cụ thể trong đó khá nhiều trong số họ không hiểu biết nhiều về những lý do của việc tại sao lại phải có sự khác biệt như vậy. Trong khi đó, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lại nhấn mạnh đến vai trò to lớn của các tiêu chuẩn quốc tế (TCQT) – những tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở của sự đồng thuận trong việc cung cấp nền tảng kỹ thuật để thiết lập nên thị trường toàn cầu và giúp cho các nước trên thế giới tận dụng tối đa lợi ích của việc sử dụng những tiêu chuẩn này để giảm thiểu các hàng rào kỹ thuật không cần thiết đối với nền thương mại tự do. Chính vì vậy, ý tưởng “hài hòa tiêu chuẩn” đã ra đời và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và chấp nhận của nhiều nước để trở thành một xu thế chung trong cộng đồng tiêu chuẩn hóa (TCH) thế giới. Hài hòa tiêu chuẩn đã trở thành một vấn đề quan trọng trong các chương trình nghị sự của nhiều hội nghị, hội thảo, diễn đàn, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Bản chất của hài hòa tiêu chuẩn là làm cho tiêu chuẩn của các nước về cùng một đối tượng tieu chuẩn hóa xích lại càng gần nhau càng tốt, cả về phương pháp chấp nhận (nội dung kỹ thuật, hình thức thể hiện và trình bày), quy trình xây dựng lẫn phương thức xây dựng nhằm xóa bỏ những sự khác biệt gây ra các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với giao lưu khoa học-công nghệ và thương mại quốc tế. Điều kiện được đặt ra là: càng ít sự khác biệt về mặt kỹ thuật càng tốt, chỉ nên có khác biệt xuất phát từ điều kiện và nhu cầu riêng của mỗi nền kinh tế và nhu cầu riêng của mỗi nền kinh tế và khi đó cần xác định rõ rang những khác biệt và lý do của những sự khác biệt đó.
Trong hệ thông tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam, các TCVN thường được xây dựng theo hai phương pháp chính là tự nghiên cứu xây dựng và chấp nhận TCQT thành TCVN. Thực hiện nguyên tắc hài hòa của WTO/TBT, để tạo điều kiện hội nhập và thuận lợi hóa thương mại, đồng thời giảm thiểu tối đa thời gian, kinh phí xây dựng tiêu chuẩn trong khi tiềm lực về tài chính và kỹ thuật của nước ta còn rất hạn chế, việc xây dựng TCVN theo phương pháp chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế (ISO,IEC) đang được ưu tiên áp dụng. Việc nghiên cứu lựa chọn phương pháp chấp nhận thích hợp có ý nghĩa thúc đẩy quá trình hài hòa tiêu chuẩn nhằm mục đích không những thực hiện được mục tiêu hài hòa mà còn đảm bảo sự phù hợp của tiêu chuẩn hài hòa với thực tiễn sản xuất kinh doanh và bảo vệ lợi ích quốc gia trong những trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, việc chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia sẽ gặp nhiều khó khăn nếu có những khác biệt về quy định hoặc truyền thống của cấu trúc và cách trình bày giữa tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế.
Theo quy định tại TCVN 6709-1:2007(ISO/IEC GUIDE 21-1:2005), chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực. Phần 1: chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC có hai phương pháp chấp nhận nêu dưới đây:
– Phương pháp chấp thuận: công bố chấp nhận áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế bằng thông báo chấp thuận mà không cần in lại phần lời của tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi thông báo chấp thuận chỉ đề cập đến một tiêu chuẩn quốc tế (bao gồm mọi sửa đổi và đính chính kỹ thuật nếu có). Thông báo chấp thuận chỉ được ban hành khi tuân thủ điều kiện hoàn toàn tương đương giữa tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế. Phương pháp chấp thuận là phương pháp chấp nhận đơn giản nhất vì không đòi hỏi in lại phần lời của tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, nếu thông báo chấp thuận không có số hiệu riêng thì khó có thể truy tìm được tiêu chuẩn quốc tế khi chấp nhận vào hệ thông tiêu chuẩn quốc gia.
– Phương pháp xuất bản lại: chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và xuất bản thành tiêu chuẩn quốc gia thông qua một trong ba hình thức: in lại, biên dịch và soạn thảo lại.
In lại: tiêu chuẩn quốc tế được in thành tiêu chuẩn quốc gia bằng cách chụp lại, quét hoặc in từ một tệp dữ liệu điện tử cùng với những nội dung bôt sung theo quy định (lời giới thiệu, lời nói đầu, lời tựa….)
Biên dịch: biên dịch tiêu chuẩn quốc tế sang ngôn ngữ quốc gia, chấp nhận và xuất bản thành tiêu chuẩn quốc gia. Khi nội dung của tiêu chuẩn quốc gia xuất bản dưới dạng đơn ngữ, thì tiêu chuẩn quốc gia được công bố là hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế. Khi nội dung của tiêu chuẩn quốc gia xuất bản dưới dạng song ngữ, thì có thể có một tuyên bố về hiệu lực của bản tiêu chuẩn gốc hoặc của bản dịch, nếu không có tuyên bố như vậy thì cả bản tiêu chuẩn gốc và bản dịch đều có hiệu lực như nhau.
Soạn thảo lại: phương pháp này được sử dụng khi một tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia nhưng chúng không hoàn toàn tương đương với nhau, nghĩa là tiêu chuẩn quốc gia được biên soan trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn quốc tế và có một hoặc một số phần nội dung tương đương với tiêu chuẩn quốc tế. Trong trường hợp này, những điểm khác biết phải được giải thích và phân định rõ trong phần lời của tiêu chuẩn quốc gia.
Qua phần khái quát nếu trên, có thể thấy tính ưu việt cũng như bất tiện của từng phương pháp. Phương pháp chấp thuận và phương pháp in lại đáp ứng rất nhanh nhu cầu sư dụng tiêu chuẩn ngày càng tăng. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ thuận lợi cho những nước có ngôn ngữ bản địa hoặc ngôn ngữ làm việc chính là một trong các ngôn ngữ bản địa hoặc ngôn ngữ làm việc chính là một trong các ngôn ngữ chính thức của tổ chức TCH quốc tế ban hành TCQT liên quan đó (ví dụ: Anh, Pháp, Nhật…) và ngược lại, việc sử dụng chúng trở nên khó khắn cho những nước không thuộc số đó. Phương pháp biên dịch là phương pháp khắc phục được hàng rào ngôn ngữ nhưng lại là phương pháp gây ra sự tốn kém (thời gian và kinh phí) cho những nước áp dụng nó.
Ở Việt Nam hiện nay chưa áp dụng phương pháp chấp thuận vì gặp khó khắn về rào cản ngôn ngữ. Phương pháp xuất bản lại mà cụ thể là phương pháp biên dịch và soạn thảo lại là phương pháp biên dịch và soạn thảo lại là phương pháp chấp nhận chính đã và đang được sử dụng. Hiện nay, chúng ta đang nghiên cứu để có hướng sử dụng phương pháp in lại đối với một số tiêu chuẩn thuộc những lĩnh vực nhất định, ví dụ lĩnh vực công nghệ thông tin, mã số mã vạch… do có chứa những phần tử mã mà không thể chuyển dịch sang ngôn ngữ tiếng việt.
Trong TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC GIUDE 21-1:2005) còn quy định phương pháp xác định các mức độ tương đương giữa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế tương ứng. Nếu muốn hiểu nhanh mối quan hệ giữa các cấp tiêu chuẩn này thi phải chỉ ra sự tương đương của chúng. Một tiêu chuẩn quốc tế được coi là chấp nhận khi tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương hoặc tương đương có sửa đổi so với tiêu chuẩn quốc tế đó. Một tiêu chuẩn quốc tế không được coi là chấp nhận khi tiêu chuẩn quốc gia không tương đương với tiêu chuẩn quốc tế đó.
Có ba mức độ tương đương như sau:
Hoàn toàn tương đương (indentical): tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương về nội dung kỹ thuật, cấu trúc và từ ngữ hoặc có các thay đổi tối thiểu trong biên tập nhưng không được làm thay đổi nội dung kỹ thuật so với tiêu chuẩn quốc tế. Nguyên tắc thuận nghịch được tuân thủ. Ví dụ: bộ tiêu chuẩn quốc giá TCVN ISO 9000; TCVN ISO 14000….
Tương đương có sửa đổi (modified): Tiêu chuẩn quốc gia có khác biệt kỹ thuật nếu các khác biệt đó được nhận biết và giải thích rõ rang. Tiêu chuẩn quốc gia có cấu trúc tương tự như tiêu chuẩn quốc tế. Chỉ được phép có thay đổi cấu trúc tiêu chuẩn nếu dễ dàng so sánh cấu trúc và nội dung của hai cấp tiêu chuẩn. Nguyên tắc thuận nghịch không được tuân thủ.
Không tương đương (non equivalent): Tiêu chuẩn quốc gia có thay đổi nhiều về nội dung, kỹ thuật và cấu trúc và các thay đôi không được xác định rõ rang hay chỉ một số ít những điều khoản quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế được giữ lại trong tiêu chuẩn quốc gia. Nguyên tắc thuận nghịch không được tuân thủ.
Vì các tiêu chuẩn phản ánh kinh nghiệm tốt nhất của nền công nghiệp, cơ quan nghiên cứu, người tiêu dùng, cơ quan trên khắp thế giới và đề cập đến những nhu cầu chung của các quốc gia khác nha nên việc cố gắng chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia để loại bỏ những rào cản kỹ thuật giữa các cấp tiêu chuẩn nên càng nhiều càng tốt. Chỉ có xây dựng một cách tiếp cận toàn cầu mới tạo ra những lợi ích cho hoạt động tiêu chuẩn hóa một cách đầy đủ. Tuy nhiên, chấp nhaanjhoanf toàn cũng có thể không khả thi cho một số trương hợp vì các lý do an ninh quốc gia và khu vực, bảo vệ sức khỏe hay an toàn của con người hoặc bảo vệ môi trường hoặc vì những vấn đề cơ bản về khí hậu, địa lý hay công nghệ. Mức độ không tương ứng cũng chỉ nên áp dụng hạn chế khi gặp những trở ngại không thể vượt qua được và cũng chỉ nên duy trì trong một thời hạn nhất định vì không nên tạo ra những rào cản kỹ thuật khi tiêu chuẩn quốc gia không tương đương.