Xây dựng thương hiệu
Chat Zalo
Chat ngay

Xây dựng thương hiệu

Tác giả: ISOCUS | 22-05-2017, 5:33 pm
Xây dựng thương hiệu có nhiều cách làm đa dạng và phong phú. Nếu như 3 năm trước đây,...

Xây dựng thương hiệu có nhiều cách làm đa dạng và phong phú.

Nếu như 3 năm trước đây, ý thức xây dựng thương hiệu còn là chuyện nói dễ, khó làm , ở nhiều doanh nghiệp nội địa thì hiện nay, con số thương hiệu Việt nổi tiếng được người tiêu dùng biết đến đã lên đến hàng trăm,. Cách thức ghi dấu tên tuổi trong lòng người tiêu dùng cũng ngày càng được sáng tạo hơn.

+ Liên kết để nhân đôi giá trị:

Đầu tháng 9 này, một công bố giữa công ty Pepsico Việt Nam và công ty cổ phần Kinh Đô đã gây chú ý trong giới kinh doanh. Hai công ty cùng ngành thực phẩm này đã ký với nhau chương trình hợp tác kinh doanh, gồm các nội dung tung ra các chương trình khuyến mại phối hợp cùng đầu tư cho sự phát triển của 2 thương hiệu.

Pepsi và Kinh Đô được sử dụng chung hệ thống phân phối của nhau, sự liên kết này cho phép cả hai bên tận dụng được cả hai kênh bán hàng để mở rộng thị phần. Điều này cũng đồng nghĩa với việc: thương hiệu của cả hai sẽ được gắn chặt với nhau, và sự phát triển của thương hiệu này sẽ kéo theo sự phát triển của thương hiệu kia, hoặc ngược lại.

Vấn đề là vì sao thương hiệu của tập đoaòn đa quốc gia lại ” chịu ” gắn tên tuổi của mình với thương hiệu nội địa? Theo tổng giám đốc Công ty Pepsico Việt Nam ông Phạm Phú Ngọc Trai, thì chọn lựa này không xuất phát từ năng lực tài chính 2 bên, mà điều quan trọng là cả 2 công ty cùng có hướng đi và có cùng cách nhìn nhận về sự phát triển ở thị trường Việt Nam.

Cả 2 công ty đều hy vọng sẽ tăng trưởng ngay 20 % – 30% thị phần sau sự kiện liên kết này . Đó là chưa kể giá trị của thương hiệu, hệ thống phân phối tự động nhân đôi sau tiến trình liên kết mà không phải bỏ thêm một đồng vốn đầu tư nào. Đây là yếu tố quan trọng đối với một công ty cổ phần đang phát triển như Kinh Đô.

Liên kết thương hiệu đang là bước đi được nhiều công ty tính đến. Tuy nhiên, những mối liên kết trước đây thuần túy chỉ nhằm phát triển kênh phân phối,

Ví dụ : khách hàng của bảo hiểm AIA, Prodential sẽ được giảm giá hàng hóa ở các cửa hàng, trung tâm thương mại.

Sự kiện hợp tác thương hiệu, kênh phân phối, cùng hoạch định chiến lược, phát triển như trường hợp Pepsico và Kinh Đô là chuyện ” xưa nay hiếm” nếu không muốn nói là mới xuất hiện lần đầu ở Việt Nam. Nói theo lãnh đạo 2 DN này đó là mối liên kết cần thiết để đứng vững trước áp lực cạnh tranh của làn sóng hội nhập.

Ít tiền cũng có thể đầu tư thương hiệu :

Đó là chuyện của các đại gia, còn các công ty tư nhân nhỏ lẻ không phải lúc nào cũng đủ lực để chi mỗi năm vài chục tỷ đồng cho các chương trình khuyến mãi đánh bóng thương hiệu.

Giám đốc công ty bột mỳ Đại Phong kể rằng, để các sản phẩm bột trộn sẵn chế biến bánh bông lan nướng, bông lan hấp, bột tempura chiên giòn hiệu Mikko và được các bếp ăn gia đình, chị đã tranh thủ có mặt ở khắp các hội chợ vừa nhận tài trợ toàn bộ chi phí để đưa bột bánh bông lan Mikko vào các cuộc thi , chơi dã ngoại, học ngoại khóa của học sinh, sinh viên.Các ” thượng đế ” trẻ vừa được trổ tài thi làm bánh, vừa có bánh bông lan ăn miễn phí, nên sân chơi càng rộn ràng, và nhờ vậy , người ta lại nhớ đến Mikko trong các bước ăn gia đình. Cách xây dựng thương hiệu này quả là không ồ ạt nhưng đã đi vào chiều sâu, và điều quan trọng là khơi gợi cảm tình, dấu ấn thương hiệu một cách ít tốn kém nhất.

Gần đây thì trường sửa chữa xe máy nổi lên một thương hiệu mới ” Bikes Care. Giám đốc Bikes Care là một phụ nữ còn rất trẻ, chọn mô hình kinh doanh này từ một suy nghĩ rất ngẫu nhiên. Phụ nữ đi sửa xe hay gặp rắc rối vì không am hiểu kỹ thuật, phụ tùng, sợ bị thay đồ nên thường ” ngồi ” luôn tại chỗ sửa để coi chừng xe, rất mất thời gian.

Chưa kể, tâm lý chỉ gửi vào những chỗ sửa xe quen cho yên tâm . TPHCM lớn như vậy nhưng hầu hết đều là điểm sửa chữa thủ công, vậy thì tại sao không mở một trung tâm chuyên sửa chữa xe máy hiện đại và uy tín? Nghĩ là làm, Bikes Care số 1 ra đời từ đó. Sau hơn 1 năm đã có hơn 40.000 khách hàng, hồ sơ lưu trữ trong máy tính, Bikes Care phải ra thêm một trung tâm nữa mới đáp ứng được lượng khách.

Đến đây, khách hàng có thể yên tâm bỏ xe và hẹn giờ đến lấy, phụ tùng nghi rõ xuất xứ, giá cả để khách lựa chọn theo túi tiền. Để tô đậm thương hiệu, Bikes Care còn sáng tạo nhiều cách, gửi thư nhắc khách hàng đến bảo dưỡng, tư vấn quy trình bảo dưỡng 30 bước, giảm giá cho khách sửa chữa lần 2, 3.

Có thể nói phong trào xây dựng thương hiệu trong các doanh nghiệp nội địa ngày càng phát triển. Từ mục đích ban đầu là nhằm bán hàng, đến nay đứng trước bức bách của cạnh tranh, hội nhập, các doanh nghiệp đã xoay xở ra nhiều chiêu thức sáng tạo mới Điều đáng mừng, ý thức xây dựng hình ảnh thương hiệu ngày càng đậm trong cả DN nhỏ lẫn DN lớn.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299