Hệ thống pháp luật quyền tác giả ở Việt Nam
Chat Zalo
Chat ngay

Hệ thống pháp luật quyền tác giả ở Việt Nam

Tác giả: ISOCUS | 22-05-2017, 5:33 pm
Quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp và còn mới mẻ đối với Việt Nam. Tuy ý...

Quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp và còn mới mẻ đối với Việt Nam. Tuy ý tưởng về quyền tác giả đã hình thành ngay từ bản Hiến pháp đầu tiền năm 1946.

Cho đến hiến pháp năm 1992 đang có hiệu lực thi hành, nhưng chỉ đến năm 1986 với bản nghị định 142/HĐBT lần đầu tiên hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ban hành một văn bản riêng biệt về lĩnh vực này , đến tháng 10/1994, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã công bố Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả và tại kỳ họp thứ 8, khóa IX Quốc hội đã thông qua bộ luật dân sự trong đó có các quy định về quyền tác giả tại chương I phần 6, (từ điều 754 đến điều 779) và phần 7 (Điều 836) . Ngoài ra tại Luật báo chí, luật xuất bản, bộ luật hình sự và các luật, văn bản hiến pháp khác cũng đã có các quy định về quyền tác giả(Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996), Nghị định 60/CP ngày 06/06/1997 của chính phủ, thông tư 27/2001 ngày 10/05/2001 của bộ văn hóa thông tin.

Các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả tại các văn bản kể trên về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu bảo hộ nói chung và thực thi các hiệp định song phương về quyền tác giả. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ nói riêng(đã có hiệu lực). Nó đã xác lập được hành lang pháp lý an toàn khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ quyền  tác giả của những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do lao động của tư duy sáng tạo ra . Nó đảm bảo việc điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội ở lĩnh vực này, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, nó thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về quyền con người của nhà nước Việt Nam, trong tư tưởng tiến bộ, nhân văn về quyền con người trong các mặt : Pháp luật đã tạo lập môi trường khuyến khích, tự do sáng tạo các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học thúc đẩy phong trào nghiên cứu, sáng tạo nói chung, trong giới trí thức, văn nghệ sĩ nói riêng. Pháp luật là phương tiện để tác giả bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, là công cụ để quản lý, giữ gìn trật tự xã hội về quyền tác giả.

Tuy nhiên Bộ luật dân sự đã có thời gian 5 năm thi hành, một số tồn tại đã bộc lộ như chưa có đủ văn bản để cụ thể hóa, lượng hóa còn một số quy định chung mang mang tính nguyên tắc. Có những quy định cần được chỉnh lý để đảm bảo sự thống nhất trong thi hành, phù hợp chuẩn mực chung trong cộng đồng quốc tế.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299