Quyền sở hữu trí tuệ và phát triển
Chat Zalo
Chat ngay

Quyền sở hữu trí tuệ và phát triển

Tác giả: ISOCUS | 22-05-2017, 5:25 pm
Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng như một công cụ phát triển quốc gia không phải ý...

Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng như một công cụ phát triển quốc gia không phải ý đồ mới. Chính các nước hiện nay đã phát triển cũng đã tích cực sử dụng công cụ này trong quá khứ.

Chẳng hạn từ năm 1970 đến năm 1836, Mỹ lúc ấy còn là nước nhập khẩu công nghệ chỉ cấp bằng phát minh cho cư dân Mỹ. Đến năm 1836 chính sách này mới được nới lỏng và chỉ sau năm 1962, Mỹ mới cấp quyền sở hữu trí tuệ cho công dân nước khác. Tương tự, một phần chiến lược ” bắt kịp ” nổi tiếng của Nhật Bản cũng là dựa vào du nhập công nghệ nước ngoài, qua một chế độ quyền sở hữu trí tuệ, phần chính cũng là để các nhà sản xuất của họ dễ bắt chước công nghệ nước ngoài qua mô phỏng và công nghệ ngược( tách tháo máy móc, thiết bị, hoặc phân tích các hóa phẩm) để học hỏi các bí quyết công nghệ, công thức chế biến. Chỉ từ sau nửa cuối thập kỷ 1980, vì áp lực của Mỹ các nước này mới thực hiện vào sự bảo vệ mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ. Công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ cũng đã phát triển tương đối khá vì trong Đạo luật về quyền sở hữu trí tuệ năm 1970, công nghệ này đã đặc biệt nhận được sự quan tâm.

Dù nhiều quốc gia đã có kinh nghiệm như nói trên, tác động thực tế của quyền sở hữu trí tuệ đến phát triển không phải là dễ phân tích. Một mặt, bảo vệ tài sản tri thức sẽ khuyến khích phát minh và canh tân công nghệ như đã nói, song thắt chặt quyền sở hữu tri thức cũng sẽ tăng giá thành, gây thêm khó khăn cho mô phỏng, và nhiều lạm dụng khác. Hơn nữa, trong ngắn hạn thắt chặt quyền sở hữu trí tuệ có thể gây nhiều tổn phí kinh tế và xã hội  Công nghệ sao chép có thể là công nghiệp đang dùng nhiều lao động, đóng cửa công nghiệp này làm tăng thất nghiệp.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299