Xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp
Chat Zalo
Chat ngay

Xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp

Tác giả: ISOCUS | 06-04-2020, 2:50 pm
Tiêu chuẩn iso 22000 là một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế(ISO) ban hành và xây dựng tập chung vào an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn iso 22000 được chấp nhận và có giá trị toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng nhận iso 22000 chứng tỏ doanh nghiệp đó có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tốt và đảm và cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng an toàn cho người tiêu dùng.

 Tiêu chuẩn iso 22000 là gì?

Tiêu chuẩn iso 22000 là một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế(ISO) ban hành và xây dựng tập chung vào an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn iso 22000 được chấp nhận và có giá trị toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng nhận iso 22000 chứng tỏ doanh nghiệp đó có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tốt và đảm và cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng an toàn cho người tiêu dùng.

 Quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 là gì?


Quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế xác định những yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đối với vệ sinh an toàn thực phẩm cùng tất cả các tổ chức trong dây chuyền cung ứng thực phẩm từ “nông trại cho đến bàn ăn”.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế thiết thực, phù hợp với bất cứ doanh nghiệp nào trong toàn bộ chuỗi thực phẩm bao gồm những tổ chức liên quan liên kết như nhà sản xuất trang thiết bị, đóng gói nguyên vật liệu, đại lý vệ sinh, chất phụ gia và thành phần.

ISO 22000:2005 còn phù hợp với những doanh nghiệm đang tìm kiếm sự hội nhập trong hệ thống quản lý chất lượng của mình, ví dụ như ISO 9001, và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của họ.


 Bước xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Bước 1: Tổ chức, doanh nghiệp phải thiết lập cho mình một chính sách về vấn đề an toàn thực phẩm. Đưa ra mục tiêu an toàn thực phẩm cho mỗi năm. Đồng thời cần đảm bảo rằng những mục tiêu, chính sách được đề ra đó phải được áp dụng vào thực tế, vào cơ chế sản xuất kinh doanh. Phải được phổ biến đến toàn thể nhân viên trong tổ chức.

Bước 2: Tổ chức, doanh nghiệp cần phải thành lập ban An toàn thực phẩm. Đồng thời bổ nhiệm người có kiến thức và có kinh nghiệm về vấn đề an toàn thực phẩm. Mục đích có thể xây dựng được những chương trình tiên quyết; xác định và phân tích được các mối nguy về việc mất an toàn thực phẩm. Lên kế hoạch biện pháp phòng ngừa, áp dụng. Vận hành hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 trong tổ chức, doanh nghiệp.

 

Bước 3: Khi những mục tiêu, chính sách, quy trình, kế hoạch HACCP và hướng dẫn đã được thiết lập. Tổ chức muốn nhận được; chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Thì phải đánh giá nội bộ định kỳ để giám sát và đảm bảo thực hiện theo những hướng dẫn, quy trình đã thiết lập trước đó. Sau đó sẽ phải báo cáo kết quả đến ban lãnh đạo; để đưa ra quyết định cải tiến. Điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức cung cấp.

 

 Quy trình chứng nhận ISO 22000


Với mỗi tổ chức chứng nhận quốc tế, quy trình tư vấn ISO 22000 lại có những điểm khác biệt. Tuy vậy, quy trình này đều có những bước cơ bản sau:

Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng

Trước khi bắt đầu tư vấn, tổ chức chứng nhận sẽ trao đổi để nắm bắt được tổng quát thông tin về tổ chức, doanh nghiệp khách hàng. Nắm bắt được rõ ràng thông tin giữa 2 bên đảm bảo việc đánh giá chứng nhận theo đúng yêu cầu. Các thông tin tổ chức chứng nhận sẽ trao đổi với doanh nghiệp bao gồm:

Các yêu cầu cơ bản về chứng nhận an toàn thực phẩm

Quy trình, các bước thực hiện chứng nhận

Tiêu chuẩn ứng dụng

Dự toán về các chi phí

Kế hoạch, chương trình thực hiện

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đơn đăng ký chứng nhận, kế hoạch ISO 22000 cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan. Sau đó, tổ chức chứng nhận sẽ phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá tình trạng thực tế của doanh nghiệp. Từ đó, tìm ra những điểm yếu trong hồ sơ cùng những biện pháp khắc phục và loại bỏ những điểm không phù hợp. Bước đánh giá này rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho các bước đánh giá chính thức.

Bước 3: Kiểm tra các tài liệu về HACC và chương trình tiên quyết

Các tài liệu này sẽ được điều chỉnh sau khi đánh giá sơ bộ:

Kế hoạch thực hiện ISO 22000 và tài liệu liên quan

Các thủ tục và chỉ dẫn công việc

Mô tả về sản phẩm

Các tài liệu về quá trình sản xuất, giám sát và thử nghiệm

Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu

Tiếp đến, các văn bản tài liệu ISO 22000 sẽ được đánh giá theo tính phù hợp với các yêu cầu pháp luật. Sau đó, các chuyên gia sẽ làm báo cáo đánh giá các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản. Doanh nghiệp sẽ có trách nghiệm rà soát, hoàn thiện và sửa chữa lại các tài liệu sao cho phù hợp.

Bước 5 : Đánh giá chính thức

Đoàn đánh giá sẽ tiến hành đánh giá thực địa ngay tại cơ sở doanh nghiệp, xem xét sự phù hợp của hồ sơ với tình hình thực tế. Một lần nữa kiến nghị sửa chữa những điểm không phù hợp. Đồng thời, đoàn sẽ xác định hiệu quả của hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000. Kết thúc cuộc kiểm tra thực địa, đoàn sẽ tổ chức một buổi họp, doanh nghiệp có thể đưa ra các ý kiến về những gì được thấy trong quá trình kiểm tra.

Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000

Nếu toàn bộ hồ sơ đều phù hợp, các điểm không phù hợp đã được loại bỏ và khắc phục thì cơ sở được cấp chứng nhận ISO 22000. Chứng nhận này sẽ có giá trị trong vòng 3 năm. Trong 3 năm vẫn sẽ có những lần tái đánh giá định kì.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299