Ứng dụng và ý nghĩa của biểu đồ Kiểm Soát trong năng suất chất lượng
Chat Zalo
Chat ngay

Ứng dụng và ý nghĩa của biểu đồ Kiểm Soát trong năng suất chất lượng

Tác giả: ISOCUS | 21-04-2017, 3:37 pm
Biểu đồ kiểm soát là gì? Biểu đồ kiểm soát là sự mô tả bằng đồ thị thay đổi...
Biểu đồ kiểm soát là gì?
Biểu đồ kiểm soát là sự mô tả bằng đồ thị thay đổi của một biến số theo thời gian như thế nào trong mối tương quan với các giới hạn định trước. Có nhiều dạng Biểu đồ kiểm soát, nhưng chỉ dẫn sau sẽ đưa ra cách tiếp cận cơ bản.Để thiết lập Biểu đồ kiểm soát. Bạn cần quyết định 3 điều:Biến số (tham số) sẽ được đo lường?Giá trị cao nhất có thể được chấp nhận đối với biến số đó (giới hạn trên)?Giá trị thấp nhất có thể được chấp nhận đối với biến số đó (giới hạn dưới)?

Từ những thông tin trên, vẽ đồ thị với các giới hạn trên và dưới đã được xác định, sau đó thể hiện các giá trị của biến số theo thời gian.
Theo cách này, dễ dàng thấy được xu hướng và những biến động thông thường để từ đó điều chỉnh trước khi tiến tới giới hạn.
TIP ‘Kiểm soát’ không có nghĩa là sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra sẽ đáp ứng yêu cầu của bạn; nó chỉ đảm bảo tính nhất quán của quá trình. Kiểm soát giới hạn, mức cao nhất và thấp nhất, không nên nhầm lẫn với các giới hạn về đặc tính kỹ thuật. Tốt hơn nên tập trung vào 1 biến số vì khi theo dõi nhiều biến số bạn cần phải phân biệt các giới hạn khác nhau cho từng biến số (ví dụ: nhiệt độ, chỉ số khẩn cấp, dung sai về chất lượng). Đây được gọi là Sự xếp tầng.

2. Tại sao Biểu đồ kiểm soát có ý nghĩa?
Biểu đồ kiểm soát cho phép bạn kiểm soát các vấn đề và xác minh lại những hành động khắc phục có mang lại kết quả mong đợi hay không. Bản thân Biểu đồ kiểm soát không phải là giải pháp; bạn vẫn cần nó để thực hiện những cái bạn học hỏi được.
Nó cũng là một công cụ phòng ngừa hữu ích khi sử dụng đối với các tham số có tính quyết định trong hoạt động của bạn mà có thể gây ra những vấn đề lớn nếu vượt ra ngoài các yêu cầu kỹ thuật (giới hạn). Vì thế, việc theo dõi chúng sẽ cho thấy xu hướng và các hành động phòng ngừa có thể thực hiện nhằm ngăn chặn những tham số này vượt ra ngoài giá trị giới hạn kiểm soát của chúng.

3. Biểu đồ kiểm soát hỗ trợ gì?
Biểu đồ kiểm soát cung cấp thông tin theo thời gian về các tham số có tính quyết định đối với hoạt động của tổ chức bạn. Vì thế, Biểu đồ kiểm soát như là phương tiện giám sát những biến động của quá trình làm việc – nó cho bạn biết các quá trình có đang hoạt động tốt không hay có cần chú ý không.

4. Biểu đồ kiểm soát được áp dụng tại đâu?
Biểu đồ kiểm soát được áp dụng cho mọi tham số để nâng cao hiệu quả (ví dụ: sản phẩm/giờ), hoặc phòng ngừa các vấn đề xảy ra (như: hầu hết vòng 0 bị vỡ phát hiện được trong quá trình bảo dưỡng phòng ngừa).
5. Khi nào Biểu đồ kiểm soát có ý nghĩa ?
Biểu đồ kiểm soát có ý nghĩa khi bạn cần kiểm soát sát sao các tham số (biến số) của quá trình.

6. Biểu đồ kiểm soát đem lại lợi ích cho ai?    
Quản lý/Phụ trách nhóm làm việc sẽ được lợi khi sử dụng Biểu đồ kiểm soát vì nó giải thích các vấn đề xảy ra một cách rõ ràng, hoặc kết quả của các hành động khắc phục đã triển khai. Nhờ đó, người quản lý có thể phân bổ nguồn lực tốt hơn.
Cuối cùng, toàn bộ tổ chức cũng được lợi khi sử dụng bởi nó cho phép sự đánh giá trực tiếp các biện pháp khắc phục và xác định nhu cầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Lưu ý
Khi có dữ liệu trên Biểu đồ kiểm soát, bạn có thể hỏi các câu hỏi để xác định rõ hơn nữa vấn đề. Dưới đây là một số câu hỏi thông thường được sử dụng để kiểm tra một quá trình ‘nằm ngoài kiểm soát’. Câu trả lời cho những câu hỏi này là ‘Có’ hoặc ‘Không’. Với câu trả lời ‘Có’, cần kiểm tra tại sao xảy ra như vậy. Bạn cũng có thể sử dụng Biểu đồ xương cá kết hợp với Biểu đồ kiểm soát để hiểu được rõ nguyên nhân và kết quả của vấn đề.Có sự khác nhau về độ chính xác giữa các phép đo hay không?Có phải chúng là do phương pháp và công cụ sử dụng không?Phương pháp có được tất cả mọi người sử dụng nhất quán không?Quá trình có bị ảnh hưởng bởi môi trường không? (như: độ ẩm, nhiệt độ, mức ô nhiễm)Có sự thay đổi đáng kể về điều kiện tại nơi làm việc không?Quá trình có bị ảnh hưởng bởi những tình huống có thể dự báo trước không? (như: một bộ phận bị quá tải)Tất cả cá nhân liên quan có được đào tạo một cách thích hợp?Quá trình có bị ảnh hưởng bởi hiệu quả hoạt động của một nhân viên không?Có sự thay đổi đối với quá trình hay chính sách kiểm soát quá trình không?Vấn đề xảy ra do lỗi của con người và cá nhân có liên quan sợ phải báo cáo? (sửa ngay)

 



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299