Tư tưởng quan điểm của Lean
Chat Zalo
Chat ngay

Tư tưởng quan điểm của Lean

Tác giả: ISOCUS | 21-04-2017, 3:37 pm
Mô hình Lean là phần tiếp theo của hệ thống sản xuất TPS. Thuật ngữ “Lean manufacturing” lần đầu...

Mô hình Lean là phần tiếp theo của hệ thống sản xuất TPS. Thuật ngữ “Lean manufacturing” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1990.

Trong quyển The Machine that Changed the World (Cỗ máy làm thay đổi cả thế giới) của các tác giả James Womack, Daniel Jones và Danile Roos. Lean được sử dụng làm tên gọi cho hệ phương pháp giúp liên tục cải tiến các quy trình kinh doanh.
Lean trong tiếng Anh có nghĩa là sự tinh gọn, mạch lạc. Các cấp độ trong Lean bao gồm Lean manufacturing (sản xuất Lean), Lean enterprise (Doanh nghiệp Lean), Lean thinking (Tư duy Lean).
Tư tưởng Lean
1. Không có dung sai nào cho lãng phí tồn tại
2. Tất cả các loại lãng phí có thể được ngăn chặn và loại trừ
3. Trạng thái công việc đơn giản, mục tiêu thì hoàn thiện
4. Môi trường sản xuất ổn định và bền vững
5. Sản phẩm có chất lượng tốt nhất có thể chỉ đạt được dựa trên một môi trường sản xuất ổn định, các vấn đề tạo nên sự ổn định phải được nhận diện nhanh chóng và giải quyết một cách lâu dài
6. Tiêu chuẩn hóa, kiên định, có thể dự đoán được, và phải được lặp đi lặp lại để thực hiện được các mục tiêu
7. Khách hàng kéo (Pull) / Vừa đúng lúc/Just-In-Time (JIT)
8. Một sản phẩm chỉ có thể được làm ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chỉ làm ra những gì khách hàng muốn và bán nó khi nó được kỳ vọng và với chất lượng hoàn thiện nhất
9. Các kết quả của tiếp cận này là tốt nhất cho việc sử dụng tối đa nguồn lực của công ty, với việc dẫn đầu để có lợi ích cao hơn và bảo vệ người lao động. Lean là một triết lý sản xuất, rút ngắn khoảng thời gian từ khi nhận được đơn hàng của khách hàng cho đến khi giao các sản phẩm hoặc chi tiết bằng cách loại bỏ mọi dạng lãng phí. Sản xuất tiết kiệm giúp giảm được các chi phí, chu trình sản xuất và các hoạt động phụ không cần thiết, không có giá trị, khiến cho công ty trở nên cạnh tranh, mau lẹ hơn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Lean chú trọng vào việc gia tăng các giá trị từ quan điểm của khách hàng. Nói cách khác, nó phải mang lại cho khách hàng:
• Những gì họ muốn
• Khi họ muốn
• Nơi họ muốn
• Với giá cả cạnh tranh
• Với số lượng và chủng loại họ cần
• Với chất lượng như mong muốn.
Các quan điểm chính của Lean
• Sáng tạo trước khi bỏ vốn: Lean quan tâm đến tập hợp sáng kiến và giải pháp của cả nhóm thay vì đầu tư với chi phí vốn lớn. Những người làm việc trong cùng quá trình phải cùng nhau thảo luận để khai thác những kinh nghiệm, kỹ năng và trí óc của tập thể nhằm tạo ra kế hoạch giảm lãng phí và có các cải tiến quá trình.
• Áp dụng ngay một giải pháp tuy chưa hoàn hảo nhưng đúng lúc thì tốt hơn là áp dụng một giải pháp hoàn thiện nhưng lại muộn. Cần tiến hành kịp thời.
• Lưu kho không phải là có tài sản dự trữ mà là lãng phí hoặc phải mất chi phí.
• Sử dụng phương pháp Hoạch định – Tiến hành – Kiểm tra – Khắc phục để triển khai các cải tiến cả khi phát triển và sửa đổi.
• Khi đã được bắt đầu thì sẽ phải tiến hành liên tục Lean vì nó là quá trình không có điểm kết thúc.
• Thông thường, tới 95% Tổng thời gian sản xuất (Lead time) không tăng giá trị. Rút ngắn khoảng cách giữa Tổng thời gian sản xuất với Thời gian tạo giá trị gia tăng bằng cách loại bỏ thời gian và các kết quả không gia tăng giá trị về cả chi phí và thời gian chu kỳ. Henrry ford – người sáng lập ra hãng ô tô ford đã nhận thấy điều này từ năm 1926, khi ông nói: một trong những thành tựu đáng giá nhất khi giữ được giá các sản phẩm của ford thấp là thu ngắn dần chu trình sản xuất. Một chi tiết càng dài và càng chuyển động trong quá trình sản xuất thì chi phí tối ưu của nó càng lớn.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299