ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cấu. ISO 22000 xây dựng dựa trên nền tảng của 7 nguyên tắc HACCP và tích hợp với hệ thống ISO 9001:2000. Một doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 22000 được nhìn nhận là đơn vị có hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) tốt, đảm bảo sảm xuất và cung ứng cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng và đủ tiêu chuẩn an toàn.
I. ISO 22000 LÀ GÌ?
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm (ATTP), được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn Cầu, ban hành bởi tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Việc áp dụng và được chứng nhận theo ISO 22000 đối với doanh nghiệp có chuỗi cung cấp thực phẩm là một bằng chứng quan trọng khẳng định đơn vị hệ thống quản lý tốt về ATTP, có khả năng cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn và chất lượng cho thị trường và người tiêu dùng.
1. Khuôn khổ đầy đủ cho một hệ thống quản lý ATTP theo tiêu chuẩn ISO 22000, bao gồm:
- Cam kết của lãnh đạo,
- Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn (các chương trình tiên quyết - PRPs, phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn – HACCP)
- Kiểm tra xác nhận,
- Xác định nguồn gốc,
- Quản lý tài liệu hồ sơ,
- Quản lý nguồn lực,
- Trao đổi thông tin,
- Cải tiến hệ thống,
2. Tuy theo yêu cầu của thị trường, khách hàng và nhu cầu của tổ chức mà các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm có thể lựa chọn một số tiêu chuẩn về HTQL ATTP khác như BRC (Bristish Retailers Consortium), IFS (International Food Safety), GAP (Good Agriculture Practice), …
II. CÁC TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP CÓ THỂ ÁP DỤNG ISO 22000.
Tiêu chuẩn ISO 22000 (và các tiêu chuẩn khác về quản lý ATTP) có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô, bao gồm:
- Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc,
- Thực phẩm chức năng,
- Doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản,
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
- Doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo,
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho vận,
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng,
- Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ,
- Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm,
- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi,
III. LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG ISO 22000
Khi một doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý ATTP theo tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ củng cố thêm niềm tin cho người tiêu dùng rằng đơn vị đó có hệ thống quản lý tốt vê ATTP và đầy đủ khả năng để cung cấp cho thị trường và người tiêu dùng những sản phẩm thực phẩm an toàn và chất lượng nhất có thể. Bên cạnh đó, còn giúp Doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện vượt qua được các rào cản kỹ thuật, cũng như dễ dành xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Nhìn chung, việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại rất nhiều lợi ích khác như:
- Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có thể làm cơ sở để tích hợp nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS
- Giảm tối đa các nguy cơ và các chi phí giải quyết các vụ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng
- Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng.
- Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp
IV. CÁC GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 22000
Bước 1: Hướng dẫn thành lập, phân công trách nhiệm Nhóm dự án ATTP và truyền thông nội bộ/bên ngoài về dự án để chuẩn bị cam kết, tâm lý và nhận thức.
Bước 2: Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý ATTP để xác định nhu cầu quản trị nội bộ và những điểm yếu so với:
Bước 3: Tiêu chuẩn và các đặc tính của thực phẩm,
Bước 4: Sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật liên quan,
Bước 5: Quy trính sản xuất/chế biến và thực hành kiểm soát ATTP hiện tại.
Bước 6: Đề xuất và thảo luận mô hình HTQL ATTP, những bổ sung/thay đổi cần thiết về hạ tầng, môi trường và Kế hoạch chi tiết triển khai dự án.
Bước 7: Hướng dẫn về nhận thức, diễn giải yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 cho thành viên Nhóm dự án và cán bộ quản lý ATTP.
Bước 8: Hướng dẫn phân tích các mối nguy, phát triển các PRPs, Kế hoạch HACCP và các tài liệu khác theo yêu cầu của tiêu chuẩn và nhu cầu quản trị nội bộ về ATTP.
Bước 9: Hướng dẫn huấn luyện và chỉ dẫn vận hành theo các yêu cầu của HTQL ATTP; Giám sát áp dụng và xử lý các phản hồi để cải tiến.
Bước 10: Đào tạo các đánh giá viên nội bộ và hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện hoạt động đánh giá nội bộ; Hướng dẫn thực hiện xem xét HTQL ATTP.
Bước 11: Hướng dẫn chuẩn bị và sẵn sàng cho đánh giá chứng nhận nhận; Hướng dẫn thực hiện các thủ tục khắc phục sau chứng nhận để cấp chứng chỉ.
Bước 12: Hướng dẫn duy trì đánh giá nội bộ, xem xét hệ thống, rà soát và cải tiến tài liệu, tái đào tạo và đào tạo bổ sung sau chứng nhận.
Mọi thắc mắc về thủ tục và nhận tư vấn trọn gói về ISO 22000, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại đây.
Công ty Cổ phần quốc tế ISOCUS chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong việc cấp chứng nhận ISO. ISOCUS luôn cam kết cung cấp dịch vụ cho khách hàng với chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý nhất đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng.