Điểm giống và sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000
Chat Zalo
Chat ngay

Điểm giống và sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

Tác giả: ISOCUS | 22-07-2020, 11:28 am
ISO 9001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. Trong khi đó, ISO 22000 lại là một tiêu chuẩn dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Liệu hai tiêu chuẩn này có điểm nào tương đồng với nhau không? Sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000 là gì? Hãy cùng ISOCUS tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

ISO 9001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. Trong khi đó, ISO 22000 lại là một tiêu chuẩn dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Liệu hai tiêu chuẩn này có điểm nào tương đồng với nhau không? Sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000 là gì? Hãy cùng ISOCUS tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây. 

Sơ lược về ISO 22000 và ISO 9001

Để phân biệt được sự giống nhau và sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000 thì trước tiên, chúng ta cần phải hiểu tiêu chuẩn ISO 22000 và tiêu chuẩn ISO 9001 là gì.

1.1. ISO 22000

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Tiêu chuẩn này có phiên bản mới nhất và đang hiện hành hiện nay là ISO 22000:2018.

Tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Các yêu cầu trong ISO 22000 tích hợp với những nguyên tắc HACCP và GMP được áp dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm. Mọi doanh nghiệp, tổ chức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi thực phẩm đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 vào FSMS của mình.

Mục đích của tiêu chuẩn này là giúp các doanh nghiệp, tổ chức thiết lập và kiểm soát một hệ thống quản lý có hiệu lực trong việc ngăn chặn các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất ban đầu đến điểm tiêu thụ cuối cùng. 

1.2. ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng (QMS) dành cho mọi doanh nghiệp/ tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hay lĩnh vực hoạt động. Hiện nay, phiên bản mới nhất của ISO 9001 là ISO 9001:2015 chính thức thay thế phiên bản trước đó vào năm 2008. 

giấy chứng nhận iso 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng

Tiêu chuẩn ISO 9001 đặt ra các yêu cầu được coi là một khung chuẩn để doanh nghiệp vận hành và kiểm soát QMS của mình có hiệu lực. Từ đó giúp doanh nghiệp, tổ chức nâng cao năng lực, hiệu suất cũng như kiểm soát được các chi phí, rủi ro phát sinh và tạo cơ hội phát triển cho chính bản thân doanh nghiệp, tổ chức đó. Và ISO 9001 cũng là tiêu chuẩn dùng để chứng nhận ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng. 

Sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

Từ khái niệm, chúng ta có thể thấy được sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000. Trong khi tiêu chuẩn ISO 9001 là về hệ thống quản lý chất lượng thì tiêu chuẩn ISO 22000 lại dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Bảng dưới đây sẽ nêu rõ hơn về sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

 

ISO 22000

ISO 9001

Đối tượng áp dụng

Áp dụng cho mọi doanh nghiệp có hoạt động trong chuỗi thực phẩm (không phân biệt loại hình hay quy mô)

Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức thuộc mọi loại hình, lĩnh vực hoạt động và quy mô.

Mục đích áp dụng

Hướng đến việc các sản phẩm/ dịch vụ được đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chỉ đề cập khái quát tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động để làm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng.

Hồ sơ và tài liệu

Phạm vi về tài liệu, hồ sơ được yêu cầu trong ISO 22000 rộng hơn, cụ thể hơn và phải phù hợp với các nguyên tắc của HACCP để quản lý FSMS có hiệu lực.

Chỉ đề cập một cách tổng thể về các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc triển khai QMS theo ISO 9001.

Nguyên tắc quản lý chất lượng

Áp dụng 7 nguyên tắc cơ bản trong ISO 9001 và kết hợp thêm 4 yếu tố bao gồm:

- Trao đổi thông tin lẫn nhau;

- Quản lý hệ thống;

- Các chương trình tiên quyết;

- Các nguyên tắc HACCP (Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn).

Áp dụng 7 nguyên tắc bao gồm:

- Hướng vào khách hàng;

- Sự lãnh đạo;

- Sự tham gia của mọi người;

- Tiếp cận theo quá trình;

- Cải tiến;

- Quyết định dựa trên bằng chứng;

- Quản lý mối quan hệ.

Thực hiện (điều khoản 8)

ISO 22000 đưa ra một khung cơ bản giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo toàn bộ hoạt động trong chuỗi thực phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

ISO 9001 chỉ cung cấp một khung triển khai khái quát và chung nhất giúp doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng của các quy trình.

Điểm giống nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

Tuy có sự khác nhau là vậy nhưng 2 tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 cũng có một số điểm tương đồng nhất định. Cụ thể:

3.1. Nguồn gốc

Cả hai tiêu chuẩn đều được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Do đó, giấy chứng nhận hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc theo tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ có giá trị trên toàn cầu.

Cả hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 đều được ban hành bởi Tổ chức ISO

3.2. Cấu trúc bậc cao - High Level Structure (HLS)

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đều áp dụng cấu trúc bậc cao (HLS). HLS đảm bảo tính tương thích giữa các tiêu chuẩn ISO với nhau. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể áp dụng các tiêu chuẩn ISO một cách độc lập. Hoặc kết hợp các tiêu chuẩn ISO với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Cụ thể, cả ISO 9001 và ISO 22000 đều bao gồm 10 điều khoản như sau:

1. Phạm vi áp dụng 6. Hoạch định
2. Tài liệu viện dẫn 7. Hỗ trợ
3. Thuật ngữ và định nghĩa 8. Thực hiện
4. Bối cảnh của tổ chức 9. Đánh giá kết quả hoạt động
5. Lãnh đạo 10. Cải tiến

3.3. Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro

Hai tiêu chuẩn ISO này đều áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro. Đây là phương pháp giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc hoạch định và dự báo trước được các rủi ro hoặc cơ hội có thể xảy ra. Từ đó đưa ra được các biện pháp dự phòng, phương pháp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp. 

3.4. Áp dụng chu trình PDCA

Chu trình PDCA được áp dụng trong cả tiêu chuẩn ISO 9001:2015 lẫn ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát hệ thống quản lý một cách khoa học, chặt chẽ và đảm bảo cải tiến liên tục.

Tiêu chuẩn ISO 9001 - Tiền đề để triển khai ISO 22000

Có thể thấy được, các nội dung, điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 9001 có tính khái quát cao, bao hàm rất nhiều khía cạnh được đề cập tới trong tiêu chuẩn ISO 22000. Nói cách khác, chúng ta có thể coi tiêu chuẩn ISO 9001 như là một tiền đề để doanh nghiệp triển khai FSMS theo tiêu chuẩn ISO 22000.

Tiêu chuẩn ISO 9001 được coi là tiền đề để triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000

Hơn nữa, việc vận hành và kiểm soát hiệu quả các quá trình hoạt động trong doanh nghiệp một cách tổng thể chính là chìa khóa để đảm bảo an toàn thực phẩm. Do đó, doanh nghiệp nếu đã có một QMS hiệu quả thì việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cũng sẽ nâng cao đáng kể.

Doanh nghiệp chỉ cần chú trọng thêm về các yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm (điều khoản 8 trong ISO 22000) để hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình. Còn các khía cạnh khác trong hệ thống quản lý sẽ được hỗ trợ bởi tiêu chuẩn ISO 9001.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCUS về tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000. Hy vọng những thông tin này đã giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng phân biệt sự giống nhau và sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000.

Để được tư vấn chi tiết hơn về hai tiêu chuẩn này, doanh nghiệp có thể để liên hệ trực tiếp với ISOCUS qua hotline 0937619299 (hoàn toàn miễn phí) hoặc để lại thông tin qua contacts@isocus.vn để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299