Sự khác nhau giữa chứng nhận HACCP và ISO 22000
Chat Zalo
Chat ngay

Sự khác nhau giữa chứng nhận HACCP và ISO 22000

Tác giả: ISOCUS | 21-01-2019, 4:02 pm
ISO 22000 và HACCP là hai tiêu chuẩn vô cùng phổ biến với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Việc so sánh giữa ISO 22000 và HACCP vì thế cũng được nhiều người quan tâm hơn. Trong bài viết dưới đây, ISOCUS sẽ chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản giúp doanh nghiệp lựa chọn được tiêu chuẩn phù hợp cho hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của mình.

ISO 22000 và HACCP là hai tiêu chuẩn vô cùng phổ biến với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Việc so sánh giữa ISO 22000 và HACCP vì thế cũng được nhiều người quan tâm hơn. Trong bài viết dưới đây, ISOCUS sẽ chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản giúp doanh nghiệp lựa chọn được tiêu chuẩn phù hợp cho hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của mình. 

Điểm giống nhau giữa HACCP và ISO 22000

Để so sánh giữa ISO 22000 và HACCP - 2 tiêu chuẩn quan trọng về an toàn thực phẩm, trước tiên chúng ta cùng xem điểm giống nhau. Nhìn chung, tiêu chuẩn HACCP và ISO 22000 có sự tương đồng ở những điểm sau đây:

Mục đích sử dụng: ISO 22000 HACCP Giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, chế biến, sản xuất đến tiêu thụ. Từ đó, đảm bảo người tiêu dùng được sử dụng những thực phẩm chất lượng và an toàn cho sức khỏe. 

Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với mọi các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm. Bao gồm từ các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt tới sản xuất, chế biến và các dịch vụ về thực phẩm. 

so sánh giữa ISO 22000 và HACCP

Nguyên tắc áp dụng: Phải thực hiện 7 nguyên tắc được Ủy ban CODEX quy định để kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất thực phẩm. Cụ thể:

  • Quy tắc 1: Nhận diện mối nguy (Conduct a hazard analysis)
  • Quy tắc 2: Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Point) (Determine critical control points)
  • Quy tắc 3: Xác định giới tới hạn cho mỗi CCP (Establish critical limits)
  • Quy tắc 4: Thiết lập thủ tục giám sát CCP (Establish monitoring procedures)
  • Quy tắc 5: Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khí giới hạn tới hạn bị phá vỡ. (Establish corrective actions)
  • Quy tắc 6: Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP (Establish verification procedures)
  • Quy tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP (Establish record-keeping and documentation procedures)

Đều phải có các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP,...): Bao gồm các quy định về thiết kế, thi công nhà xưởng; lắp ráp và sử dụng các trang thiết bị; công tác vệ sinh khu vực nhà xưởng, vệ sinh cá nhân; hoạt động khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng… 

Việc áp dụng các chương trình này sẽ giúp hạn chế tối đa các mối nguy gây ảnh hưởng tới thực phẩm. 

Lưu trữ thông tin dạng văn bản: Các quy trình, hồ sơ, tài liệu đều cần được văn bản hóa và có hệ thống kiểm soát chặt chẽ.

Sự khác nhau giữa ISO 22000 và HACCP

Tuy nhiên, so sánh giữa ISO 22000 và HACCP cũng có những sự khác biệt nhất định. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tiêu chuẩn phải kể đến như: 

    • Cấu trúc nội dung: Các yêu cầu được quy định trong ISO 22000 có cấu trúc và nội dung tương tự như tiêu chuẩn ISO 9001. Hơn nữa, tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao hàm các yêu cầu của HACCP (chỉ có một vài điểm khác biệt nhỏ).
    • Nguồn gốc: ISO 22000 được phát triển và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế nên có hiệu lực trên toàn thế giới. Trong khi đó, HACCP được hình thành bởi công ty Pillsbury.
    • Các bước áp dụng: Sự khác biệt giữa HACCP và ISO 22000 ở các bước triển khai sẽ được thể hiện rõ hơn ở bảng dưới đây: 

 

Hệ thống phân tích mối nguy & kiểm soát điểm tới hạn

(HACCP)

Các bước

áp dụng

 

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
ISO 22000

Thành lập nhóm HACCP

Bước 1

Nhóm an toàn thực phẩm

 

Mô tả sản phẩm

 

Bước 2

- Đặc tính của sản phẩm

- Mô tả các bước của quá trình và biện pháp kiểm soát

Xác định mục đích sử dụng

Bước 3

Mục đích sử dụng dự kiến

Xây dựng sơ đồ dây chuyền sản xuất.

Bước 4

Lưu đồ

Thẩm định sơ đồ dây chuyền sản xuất

Bước 5

Lưu đồ

Liệt kê tất cả các mối nguy hại tiềm ẩn

Tiến hành phân tích mối nguy hại

Xem xét biện pháp kiểm soát

 

 

Bước 6

- Phân tích mối nguy hại

- Nhận biết mối nguy hại và xác định mức độ chấp nhận

- Đánh giá mối nguy hại

- Lựa chọn và đánh giá biện pháp kiểm soát

Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)

Bước 7

Nhận biết các điểm kiểm soát tới hạn

Thiết lập các giới hạn tới hạn cho mỗi CCP

Bước 8

Xác định giới hạn tới hạn cho các điểm kiểm soát tới hạn

Thiết lập hệ thống giám sát cho mỗi CCP

Bước 9

Hệ thống theo dõi các điểm kiểm soát tới hạn

Thiết lập các hành động khắc phục

Bước 10

Hành động khi kết quả theo dõi vượt quá giới hạn tới hạn

Thiết lập quy trình kiểm tra

Bước 11

Kế hoạch kiểm tra xác nhận

Thiết lập hệ thống lưu giữ tài liệu và hồ sơ

 

Bước 12

- Yêu cầu đối với hệ thống tài liệu

- Cập nhật thông tin và tài liệu ban đầu quy định các chương trình tiên quyết và kế hoạch HACCP

Doanh nghiệp nên áp dụng ISO 22000 hay HACCP?

Chọn ISO 22000 hay HACCP luôn là một câu hỏi khó đối với nhiều doanh nghiệp. Thực tế, cả hai tiêu chuẩn này đều giúp cho các cơ sở sản xuất đảm bảo đem tới cho người tiêu dùng những thực phẩm chất lượng, an toàn. Góp phần hạn chế thực trạng thực phẩm bẩn, nhiễm độc thực phẩm đang ngày tăng cao hiện nay. 

Do đó, tùy vào mục đích mà doanh nghiệp có thể áp dụng ISO 22000 hoặc HACCP đều được.

Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP có phải chuyển đổi sang ISO 22000?

Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã áp dụng HACCP không nhất thiết phải chuyển đổi sang ISO 22000

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn được chứng nhận về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thì bắt buộc phải đăng ký chứng nhận ISO 22000.

Bên cạnh đó, trong tương lai, doanh nghiệp có thể phải thực hiện việc chuyển đổi khi: 

  • Có các luật định, chế định yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải có chứng nhận ISO 22000 khi hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan tới thực phẩm.
  • Thị trường, khách hàng yêu cầu phải có ISO 22000 thay vì HACCP.

Tại ISOCUS, các chuyên gia khi tư vấn thường khuyên khách hàng nên lựa chọn tiêu chuẩn ISO 22000. Bởi theo xu hướng hiện nay, khách hàng, đối tác thường ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có chứng nhận ISO 22000 hơn là HACCP. 

Hơn nữa, nếu như HACCP chỉ tập trung vào khía cạnh an toàn thực phẩm thì ISO 22000 lại giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh hơn về mọi khía cạnh. 

Doanh nghiệp nên áp dụng ISO 22000 hay HACCP

Xét tới cùng, việc sở hữu chứng chỉ ISO 22000 tuy không bắt buộc nhưng nó sẽ giúp sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp dễ dàng được chấp nhận hơn ở cả trong và ngoài nước. Đồng thời, ISO 22000 cũng có thể kết hợp được với các tiêu chuẩn ISO khác để đạt được hiệu quả tối ưu.

Lựa chọn tổ chức tư vấn chứng nhận ISO 22000 và HACCP uy tín

ISOCUS là một trong những tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 22000 và HACCP uy tín, được nhiều đối tác lựa chọn và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.

Tại ISOCUS, doanh nghiệp sẽ được tư vấn bởi một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, thân thiện. Đảm bảo việc tư vấn đem lại hiệu quả tối ưu cho khách hàng.

Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục đơn giản - Chi phí hợp lý, tiết kiệm - Cam kết 100% đạt chứng nhận là những giá trị mà chúng tôi sẽ đem đến cho doanh nghiệp khi lựa chọn ISOCUS. 

Trên đây là những thông tin so sánh giữa ISO 22000 và HACCP mà ISOCUS muốn đem tới cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích, giúp doanh nghiệp chọn được hướng đi phù hợp nhất.

Để có thêm thông tin về dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 22000 và HACCP tại ISOCUS, doanh nghiệp hãy gọi ngay tới hotline 0978 679 199 (hoàn toàn miễn phí) để được các chuyên gia của chúng tôi liên hệ trong thời gian sớm nhất. 



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299