Quy trình tư vấn ISO 22000:2018
Chat Zalo
Chat ngay

Quy trình tư vấn ISO 22000:2018

Tác giả: ISOCUS | 11-01-2019, 3:21 pm
ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. ISO 22000 xây dựng dựa trên nền tảng của 7 nguyên tắc HACCP và tích hợp với hệ thống ISO 9001:2015

ISO 22000 hiện nay được các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng, mặc dù không có quy định nào bắt buộc áp dụng thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đang ngày càng phổ biến và được các doanh nghiệp quan tâm. Mục tiêu là giúp các doanh nghiệp phân tích, kiểm soát các mối nguy từ trang trại đến bàn ăn.

I. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 22000

  1. Đáp ứng và Tuân thủ yêu cầu pháp luật và các bên liên quan
  2. Đảm bảo an toàn thực phẩm – tạo niềm tin cho người tiêu dùng
  3. Giúp doanh nghiệp nhận diện và kiểm soát được mối nguy về an toàn thực phẩm
  4. Giảm thiểu chi phí trong mọi công đoạn sản xuất , kinh doanh; giảm chi phí tái chế và huỷ bỏ sản phẩm
  5. Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
  6. Trao đổi thông tin có hiệu quả với các bên liên quan về các vấn đề an toàn thực phẩm
  7. Nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh, hình ảnh của doanh nghiệp
  8. Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới
  9. Giảm tần suất kiểm tra của các cơ quan chức năng
  10. Cải thiện mối quan hệ 3 bên : doanh nghiệp, nhà nước, nguời tiêu dùng

II. DOANH NGHIỆP NÀO NÊN ÁP DỤNG ISO 22000?

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả mọi loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng thực phẩm không phân biệt quy mô gồm:

- Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh

- Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thuỷ hải sản

- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến phụ gia, gia vị

- Các hãng vận chuyển thực phẩm

- Hệ thống các siêu thị, cửa hàng bán lẻ

- Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm

- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi

III. KẾ HOẠCH TƯ VẤN ISO:

- Bước 1: Khảo sát đánh giá thực trạng doanh nghiệp

- Bước 2: Đào tạo nhận thức về ISO 22000

- Bước 3: Lên kế hoạch chuẩn bị và biên soạn hồ sơ tài liệu ISO 22000

- Bước 4: Ban hành hệ thống hồ sơ tài liệu

- Bước 5: Phổ biến chính sách và các yêu cầu trong toàn công ty

- Bước 6: Đào tạo đánh giá viên nội bộ

- Bước 7: Thực hiện đánh giá nội bộ

- Bước 8: Họp xem xét của lãnh đạo

- Bước 9: Thực hiện khắc phục phòng ngừa và cải tiến

- Bước 10: Đánh giá sơ bộ ISO 22000

- Bước 11: Đánh giá chứng nhận ISO 22000

Giấy chứng nhận ISO có thời hạn 3 năm. Doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá lại sau 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ISO



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299