Nội dung thực hiện 6 Sigma được khái quát trong 5 bước DMAIC. Dựa trên các bước cơ bản này, tổ chức cần thực hiện theo 5 bước lộ trình thực hiện 6 Sigma (6 Sigma Roadmap) như dưới đây:
Bước 1 – Giai đoạn xác định (Define): Xác định các mục tiêu của dự án
– Nhận biết quá trình cốt lõi và khách hàng quan trọng;
– Xác định các yêu cầu của khách hàng (CTQs);
– Xác định dự án cải tiến.
Bước 2 – Giai đoạn đo lường (Measure): Đo lường quá trình để xác định hiệu quả hiện tại, lượng hóa vấn đề
– Lựa chọn đo cái gì;
– Tìm hiểu quá trình, xác định điểm đo;
– Dự kiến nguồn dữ liệu, phương pháp lấy dữ liệu;
– Kế hoạch thu thập và lấy mẫu;
– Thu thập dữ liệu;
– Đánh giá năng lực quá trình và mức sigma hiện tại.
Bước 3 – Giai đoạn phân tích (Analyze): Phân tích và xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề
– Phân tích dữ liệu, thiết lập mục tiêu;
– Nhận biết nguồn gây ra các dao động/ sự không ổn định của quá trình;
– Nghiên cứu quá trình;
– Xác định nguyên nhân gốc rễ;
– Chọn các nguyên nhân ưu tiên dựa vào mối quan hệ Y=f(x).
Bước 4 – Giai đoạn cải tiến (Improve): Cải tiến quá trình bằng cách loại bỏ các khuyết tật và sai lỗi
– Phát triển các giải pháp tiềm năng;
– Đánh giá lợi ích và rủi ro của các giải pháp, xếp thứ tự ưu tiên;
– Thẩm định, nghiên cứu thử nghiệm;
– Đánh giá giải pháp dựa trên áp dụng thí điểm;
– Điều chỉnh, hoàn thiện, đánh giá lại giải pháp.
Bước 5 – Giai đoạn kiểm soát (Control): Kiểm soát hiệu quả quá trình trong tương lai
– Xác định và thẩm định các hệ thống giám sát và kiểm soát;
– Xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình;
– Thực hiện kiểm soát quá trình bằng thống kê;
– Xác định năng lực quá trình;
– Chuyển giao và đào tạo cho những người trực tiếp quản lý và thực hiện quá trình;
– Đánh giá lợi ích tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận đạt được;
– Đóng dự án, xây dựng và chuẩn hóa tài liệu;
– Báo cáo Ban lãnh đạo và ghi nhận kết quả.
Thực hiện theo lộ trình này có những thuận lợi như sau:
– Giúp hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh thông qua hệ thống liên kết giữa các quá trình và khách hàng;
– Có những quyết định tốt hơn và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn để đạt được lợi ích cao nhất cho tổ chức thông qua các cải tiến theo phương pháp 6 Sigma;
– Rút ngắn thời gian triển khai những hoạt động cải tiến nhờ có các dữ liệu cần thiết và lựa chọn các dự án phù hợp;
– Thẩm định chính xác hơn những thành quả của 6 Sigma: Có thể thông qua đánh giá năng lực trình, số khuyết tật, sự hài lòng của khách hàng hoặc những giá trị đo lường khác;
– Có nền tảng vững chắc để duy trì kết quả cải tiến và xúc tiến các thay đổi.