ISO 22000:2018 HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM
Chat Zalo
Chat ngay

ISO 22000:2018 HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM

Tác giả: ISOCUS | 18-01-2019, 11:35 am
ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn đã đưa cách tiếp cận phòng ngừa vào vấn đề an toàn thực phẩm bằng cách hỗ trợ việc xác định, phòng ngừa và giảm thiểu các mối nguy trong chuỗi thực phẩm và thức ăn.

1. ISO 22000 LÀ GÌ ?

ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này có liên hệ với tiêu chuẩn ISO 9000. Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).

ISO 22000 là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ISO 22000:2018

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô bao gồm:

  • Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc.
  • Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh.
  • Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản.
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, Café, chè,..

  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị.
  • Các hãng vận chuyển thực phẩm.
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng.
  • Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ.
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm.
  • Trang trại trồng trọt và chăn nuôi.

3. LỢI ÍCH CỦA ISO 22000:2018

  • Về phía người tiêu dùng 

Sự phù hợp của các sản phẩm và dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Đảm bảo cung cấp các sản phẩm: chất lượng, an toàn và tin cậy.

  •  Với ngành công nghiệp thực phẩm

- Kiểm soát các mối nguy hại về an toàn thực phẩm hiệu quả hơn

- Tối ưu hóa nguồn lực;

- Lập kế hoạch tốt hơn, và giảm việc kiểm tra xác nhận sau quá trình.

  • Về phía chính phủ 

- Cơ sở để phát triển hệ thống pháp luật về y tế, an toàn và môi trường 

- Có được sự chấp nhận quốc tế về các tiêu chuẩn sử dụng

- Mang lại các ích lợi về kinh tế, Xã hội 

  • Về phía các bên liên quan

 - Các tổ chức triển khai thực hiện ISO 22000 có khả năng xác định và kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm trong phạm vi khu vực và quốc tế

- Cung cấp một tài liệu tham khảo cho toàn bộ dây chuyền TP

4. CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN

  1. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

4.1 Quy định chung

4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu

  1. Trách nhiệm của lãnh đạo

5.1 Cam kết của lãnh đạo

5.2 Chính sách an toàn thực phẩm

5.2 Hoạch định hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

5.3 Trách nhiệm và quyền hạn

5.4 Trưởng nhóm an toàn thực phẩm

5.6 Trao đổi thông tin

5.7 Chuẩn bị sẵn sàng và giải quyết tình huống khẩn cấp

5.8 Xem xét của lãnh đạo

  1. Quản lý nguồn lực

6.1 Cung cấp nguồn lực

6.2 Nguồn nhân lực

6.3 Cơ sở hạ tầng

6.4 Môi trường làm việc

 

  1. Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn

7.1 Quy định chung

7.2 Các chương trình tiên quyết (PRPs)

7.3 Các bước ban đầu để phân tích mối nguy hại

7.4 Phân tích mối nguy hại

7.5 Thiết lập các chương trình hoạt động tiên quyết

7.6 Thiết lập kế hoạch HACCP

7.7 Cập nhận thông tin và tài liệu ban đầu quy định các chương trình tiên quyết và kế hoạch HACCP.

7.8 Kế hoạch kiểm tra xác nhận

7.9 Hệ thống xác định nguồn gốc

7.10 Kiểm soát sự không phù hợp

  1. Xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

8.1 Quy định chung

8.2 Xác nhận giá trị sử dụng của tổ hợp  biện pháp kiểm soát

8.3 Kiểm soát việc theo dõi và đo lường

8.4 Kiểm tra xác nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

8.5 Cải tiến

5. QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 22000

Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Bước 3: Kiểm tra các tài liệu về HACCP; Chương trình tiên quyết; Quy trình quản lý

Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu

Bước 5 : Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa

Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299