Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp là gì? Tiêu chuẩn iso 45001 là gì.
Chat Zalo
Chat ngay

Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp là gì? Tiêu chuẩn iso 45001 là gì.

Tác giả: ISOCUS | 28-12-2018, 3:45 pm
Hệ thống quản lý an toàn nghề nghiệp theo tiêu chuẩn iso 45001:2018 được thiết lập bởi tổ chức chứng nhận quốc tế (ISO).

TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN CHỨNG NHẬN ISO 45001:2018

ISO 45001:2018 – “Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp” sẽ chính thức thay thế OHSAS 18001 trong vòng ba năm tới (kể từ ngày chính thức được ban hành 12/3/2018) và là tiêu chuẩn OH&S đầu tiên trên thế giới, giúp các doanh nghiệp cung cấp môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động và những người xung quanh, kiểm soát các rủi ro về sức khỏe, an toàn nghề nghiệp và cải tiến liên tục việc thực hiện OH&S.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỞ HỮU CHỨNG NHẬN ISO 45001:2018

-Xác định các mối nguy và rủi ro OH&S liên quan đến hoạt động thực tế của tổ chức để cải tiến liên tục

-Là một yếu tố quan trọng góp phần mở rộng quá trình kinh doanh an toàn, tạo điều kiện thâm nhập vào thị trường nước ngoài

-Cải tiến năng suất thông qua việc giảm thiểu các tai nạn và rủi ro về sức khỏe tại nơi làm việc

-Giảm chi phí đóng bảo hiểm

-Giảm chi phí về tai nạn

-Đáp ứng các vấn đề về tuân thủ pháp luật hiện hành và các yêu cầu khác

-Cải tiến việc tích hợp với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác

-Góp phần ổn định mối quan hệ lao động để cải thiện phàn nàn về sức khỏe và sự an toàn của người lao động.

 

               

 

CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018

4. Bối cảnh của tổ chức

4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức

4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của người lao động và của các bên liên quan khác

4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S

4.4 Hệ thống quản lý OH&S

5. Vai trò lãnh đạo và sự tham gia của người lao động

5.1 Sự lãnh đạo và cam kết

5.2 Chính sách OH&S

5.3 Các vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức

5.4 Tham gia và tham vấn của người lao động

6. Hoạch định

6.1 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

6.2 Mục tiêu OH&S và hoạch định đạt được mục tiêu

7. Hỗ trợ

7.1 Nguồn lực

7.2 Năng lực

7.3 Nhận thức

7.4 Trao đổi thông tin

7.5 Thông tin văn bản

8. Điều hành

8.1 Hoạch định và kiểm soát điều hành

8.2 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp

9. Đánh giá kết quả hoạt động

9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá

9.2 Đánh giá nội bộ

9.3 Xem xét của lãnh đạo

10. Cải tiến

10.1 Khái quát

10.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục

           10.3 Cải tiến thường xuyên



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299