Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động. Để hiểu thêm về hệ thống quản lý này cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Hãy cùng ISOCUS tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế, cải tiến khoa học kỹ thuật thì môi trường an toàn cho người lao động cũng là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi, con người chính là nguồn lực chủ yếu cho quá trình sản xuất và sự tồn tại, phát triển của toàn xã hội. Vì vậy, việc bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động là việc làm hết sức cần thiết.
Ngoài những quy định của pháp luật Nhà Nước đưa ra về an toàn lao động thì Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng là một trong những giải pháp tiên tiến giải quyết được vấn đề này. Vậy hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là gì?
Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là một hệ thống quản lý cung cấp các yêu cầu và khuôn khổ nhằm cải thiện sức khỏe và an toàn cho người lao động, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc, đồng thời tạo nên một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, ngăn ngừa thương tích và bệnh tật từ môi trường làm việc.
Hệ thống này cung cấp một cấu trúc rõ ràng cho tất cả các doanh nghiệp muốn cải thiện hiệu quả về vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, được áp dụng với bất kỳ tổ chức/ doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, ngành nghề khác nhau trên thế giới.
Ngày 12 tháng 3 năm 2018, tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018 chính thức được ban hành thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
Thông qua việc thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa hữu hiệu cũng như liên tục cải tiến hiệu suất của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, ISO 45001 sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và xây dựng một môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Từ đó, số lượng tai nạn lao động cũng như bệnh tật liên quan đến công việc cũng sẽ giảm bớt, doanh nghiệp dần đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật đưa ra, đồng thời nâng cao uy tín và hình ảnh cho doanh nghiệp mình.
Kinh tế phát triển nhanh chóng, áp lực cạnh tranh gia tăng và thời gian ứng phó với các tình huống nhanh chưa từng có hiện nay đã khiến rất nhiều doanh nghiệp không có điều kiện để bù đắp những sai sót. Các vụ tai nạn lao động xảy ra dẫn đến thời gian ngưng trệ, tạm dừng các hoạt động sản xuất – cung ứng và trong tình huống xấu nhất có thể bị hủy bỏ đơn hàng hay không được tham gia đấu thầu. Một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu được sự cố nêu trên thông qua một phương pháp tiếp cận có hệ thống đối với lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Đồng thời, mục đích chính của hệ thống quản lý này là đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp không đảm bảo cho người lao động một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy, không chỉ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất – kinh doanh, uy tín hay danh tiếng của mình mà thậm chí là tính mạng của người lao động, đây là một trong những việc làm trái với quy định của pháp luật và ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn xã hội.
Vì vậy, việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có vai trò rất lớn đối với người lao động, người sử dụng lao động cũng như sự tồn tại và phát triển bền vững của toàn xã hội.
Bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động thì việc chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp còn mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể như:
Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác
Nâng cao khả năng cạnh tranh, lợi thế trong đấu thầu và dễ dàng thâm nhập vào thị trường quốc tế
Đáp ứng các yêu cầu và mong đợi của khách hàng, người tiêu dùng
Gia tăng sự bền vững của tổ chức, đồng thời đáp ứng các yêu cầu mà pháp luật Nhà nước quy định
Thể hiện trách nhiệm bằng việc cam kết mang đến một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh
Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách mục tiêu về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Xác định các mối nguy hiểm và rủi ro OH&S gắn với hoạt động của tổ chức để tìm cách ngăn ngừa, loại bỏ hoặc kiểm soát để giảm thiểu tác động tiềm ẩn
Thiết lập quy trình có hệ thống nhằm quản lý các rủi ro OH&S cũng như các yêu cầu pháp lý liên quan
Đánh giá kết quả hoạt động và tìm cách cải tiến liên tục hiệu suất OH & S
Đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động từ đó nâng cao chất lượng lao động, tinh thần làm việc và trách nhiệm của nhân viên trong công ty
Nâng cao nhận thức cho nhân viên về các rủi ro sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
Giảm sự vắng mặt và tỷ lệ biến động nhân sự
Nâng cao mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
Tạo ra một văn hóa an toàn và sức khỏe tích cực thông qua sự lãnh đạo hàng đầu và sự tham gia của các bên liên quan
Giảm chi phí chung cho các sự cố, tai nạn và giải quyết các sự cố, tai nạn lao động
Giảm chi phí đóng bảo hiểm
Giảm thời gian và chi phí cho việc gián đoạn vận hành, sản xuất – kinh doanh
Với những lợi ích mà hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp mang lại thì hầu như hiện nay doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được giấy chứng nhận ISO 45001. Nó thực sự không quá khó, chỉ cần doanh nghiệp đáp ứng đủ và đúng 3 điều kiện chính sau đây.
Điều kiện 1: Doanh nghiệp tìm hiểu, xây dựng và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018
Điều kiện 2: Đăng ký và thực hiện đánh giá chứng nhận tại 1 tổ chức chứng nhận uy tín
Điều kiện 3: Duy trì vận hành hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 45001:2018
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp cảm thấy khó khăn và mất nhiều thời gian trong giai đoạn xây dựng hồ sơ, tài liệu cũng như tìm một đơn vị chứng nhận uy tín thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn. Mọi khó khăn của doanh nghiệp sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng nhất.
Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 45001
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
Bước 3: Đánh giá tài liệu
Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận ISO 45001
Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ
Bước 8: Đánh giá chứng nhận lại khi giấy chứng nhận ISO 45001 hết hiệu lực.
Trên đây là những thông tin về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp mà ISOCUS muốn chia sẻ đến với Quý doanh nghiệp. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0937.619.299 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.