ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế mới về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Đây là một trong các tiêu chuẩn được mong đợi nhất trên thế giới nhằm thiết lập để cải thiện đáng kể mức độ an toàn tại nơi làm việc. Vậy bạn đã nắm được hết những thông tin quan trọng liên quan đến tiêu chuẩn này chưa? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của ISOCUS, mọi thắc mắc sẽ được giải quyết.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO International Labour Organization) ước tính hàng năm có khoảng 2,7 triệu người chết liên quan đến an toàn lao động trên toàn thế giới. Ngoài ra có khoảng 374 triệu ca chấn thương và bệnh tật liên quan đến lao động mỗi năm. Tổng thiệt hại do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp chiếm khoảng 4% GDP của toàn thế giới.
Qua đó cho thấy gánh nặng của thương tích và bệnh nghề nghiệp là rất đáng kể, không chỉ tác động đến người lao động mà còn ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng lao động và nền kinh tế xã hội.
Để chống lại vấn đề này, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã ban hành một tiêu chuẩn mới, đó là ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu nhằm giúp các tổ chức giảm gánh nặng về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp bằng cách cung cấp một khung chuẩn để cải thiện an toàn cho nhân viên, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc và mang đến một môi trường lành mạnh cho người lao động.
ISO 45001 có thể áp dụng cho mọi tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp. Bất kể tổ chức của bạn là doanh nghiệp nhỏ hay một tập đoàn toàn cầu, tổ chức phi lợi nhuận hay tổ chức chính phủ… Chỉ cần doanh nghiệp bạn có những người làm việc hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức, đồng thời với mong muốn giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp thì doanh nghiệp bạn có thể tiến hành áp dụng và thực hiện chứng nhận ISO 45001.
Mỗi tiêu chuẩn ISO đều có các yêu cầu và mục đích riêng biệt. Nếu như ISO 9001 chủ yếu hướng đến một hệ thống quản lý chất lượng và nhất quán, ISO 14001 nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong quản lý tài nguyên môi trường thì ISO 45001 chú trọng trực tiếp vào sức khỏe và an toàn của người lao động.
Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm đưa ra khuôn khổ cho việc quản lý các rủi ro và cơ hội về OH&S. Qua đó giúp ngăn ngừa thương thương tích, bệnh tật liên quan đến công việc và cung cấp một nơi làm việc an toàn và lành mạnh cho toàn bộ công nhân viên trong tổ chức.
Do đó, điều quan trọng đối với mỗi tổ chức là loại bỏ các mối nguy và giảm thiểu rủi ro về OH&S bằng hiệu lực của việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa.
- Đảm bảo quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với định hướng của tổ chức
- Tuân thủ các yêu cầu theo quy định của luật pháp đối với công tác bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người lao động
- Cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho toàn bộ nhân viên
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của tổ chức trong mắt khách hàng, nhà cung ứng, nhà đầu tư và cơ quan hữu quan
- Nâng cao trách nhiệm và khẳng định sự uy tín của ban lãnh đạo nói riêng và tổ chức nói chung
- Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động với người lao động
- Giảm chi phí bảo hiểm, chi phí tai nạn và chi phí liên quan đến việc gián đoạn vận hành…
- Cải tiến việc tích hợp với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác
- Cải thiện kiểm soát rủi ro và hiệu suất cũng như kết quả an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn ISO 45001 được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành đồng thời được xây dựng dựa trên nền tảng của OHSAS 18001. Vậy ISO 45001:2018 có mối quan hệ với các tiêu chuẩn khác hay không?
Câu trả lời là Có.
ISO 45001 được xây dựng dựa trên cấu trúc cấp cao HLS – High Level Structure – cấu trúc chung đang được áp dụng cho các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO khác như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000… Đồng thời, trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn này, Tổ chức ISO đã cân nhắc kỹ lưỡng về việc sử dụng nội dung của các tiêu chuẩn quốc tế khác.
Vì vậy, doanh nghiệp sẽ thấy yêu cầu trong ISO 45001 khá tương đồng với một số tiêu chuẩn khác. Đặc điểm này giúp các doanh nghiệp có thể chuyển đổi hệ thống quản lý OH&S hiện đang sử dụng (OHSAS 18001) sang tiêu chuẩn ISO 45001:2018 một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, hệ thống còn cho phép liên kết và tích hợp với những yêu cầu của các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO khác vào những quy trình quản lý chung của tổ chức.
Tiêu chuẩn ISO 45001 được xây dựng trên cơ sở của tiêu chuẩn OHSAS 18001. Tuy nhiên, hai tiêu chuẩn này do hai tổ chức xây dựng và ban hành khác nhau. ISO 45001 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành, còn OHSAS do Viện tiêu chuẩn Anh BSI ban hành. Cho đến nay việc tiêu chuẩn ISO 45001:2018 theo dự kiến sẽ thay thế hoàn toàn hay sẽ được áp dụng song song với OHSAS hay không vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp được chứng nhận OHSAS 18001 bởi các tổ chức chứng nhận được Diễn đàn IAF công nhận thì tiêu chuẩn ISO 45001 mới hiện nay được xác nhận là sẽ thay thế cho OHSAS 18001 và các doanh nghiệp sẽ có thời gian chuyển đổi kể từ ngày tiêu chuẩn được công bố cho đến hết tháng 3 năm 2021.
Dưới đây là các bước thực hiện chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001:2018:
Với mỗi tổ chức chứng nhận sẽ có những bước thực hiện chuyển đổi khác nhau. Tuy nhiên, để thực hiện việc này một cách suôn sẻ và nhanh chóng thì doanh nghiệp cần hiểu rõ những điểm khác biệt giữa hai tiêu chuẩn này. Dưới đây là một số bước quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện khi muốn chuyển đổi:
Hiện nay, tiêu chuẩn ISO 45001 đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới với phiên bản đầu tiên vào năm 2018. Vì đây cũng là một trong những tiêu chuẩn do Tổ chức ISO ban hành nên tiêu chuẩn này cũng tuân theo cấu trúc cấp cao và có nhiều điểm tương đồng như các tiêu chuẩn ISO khác.
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 có cấu trúc rõ ràng xác định các yêu cầu cần phải đáp ứng khi xây dựng Hệ thống quản lý OH&S. Cấu trúc này bao gồm 10 điều khoản, cụ thể như sau:
Trong đó, điều khoản từ 1 đến 3 chủ yếu mang tính chất giới thiệu và có sự tương đồng với những hệ thống khác. Nhưng từ điều khoản 4 trở đi là những yêu cầu và nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 45001, bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện để chứng minh hệ thống quản lý OH&S của mình phù hợp với hệ thống ISO 45001.
Về bối cảnh hoạt động:
Trong điều khoản 4.1 của tiêu chuẩn ISO 45001, các vấn đề bên trong và bên ngoài, giới thiệu các điều khoản mới để xác định có hệ thống và theo dõi bối cảnh của tổ chức.
Về người lao động và các bên liên quan:
Điều khoản trong ISO 45001 giới thiệu việc tập trung vào nhu cầu và mong đợi của người lao động cũng như các bên quan tâm và có sự tham gia của người lao động. Điều khoản này cho thấy việc xác định một cách có hệ thống các yếu tố quản lý trong hệ thống của tổ chức.
Về quản lý rủi ro và cơ hội:
ISO 45001 nêu rõ về trách nhiệm quản lý rủi ro và cơ hội trong các điều khoản 6.1.1, 6.1.2.3 và 6.1.4. Theo đó, các tổ chức cần xác định, xem xét và đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục các rủi ro và cơ hội có thể tác động đến hệ thống quản lý cả theo hướng tích cực và tiêu cực nhằm cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.
Về cam kết lãnh đạo và quản lý:
ISO 45001:2018 đề cập đến việc phải thực hiện trách nhiệm về tính hiệu quả của hệ thống quản lý đối với nhà lãnh đạo cao nhất trong tổ chức.
Về mục tiêu và hoạt động:
Vấn đề này được thể hiện rõ trong điều khoản 6.2.1, 6.2.2 và đánh giá thực hiện hoạt động trong điều khoản 9.1.1.
Với những cải tiến trên cho thấy sự thay đổi đáng kể trong nhận thức về cách thức quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiện nay không còn là vấn đề “đơn lẻ” mà phải được xem xét trong quá trình vận hành và sự bền vững của tổ chức. Vì vậy, áp dụng ISO 45001 là một chiến lược đúng đắn cho sự phát triển lâu dài của tổ chức và nền tảng cho một xã hội phát triển.
Trên đây là những thông tin quan trọng về ISO 45001 mà ISOCUS muốn chia sẻ đến Quý doanh nghiệp. Hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn quốc tế này cũng như có những định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp mình.
Mọi thông tin thắc mắc và cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0937.619.299 để được hỗ trợ tận tình và nhanh chóng nhất!