ISO 22000 là gì ?
ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO ban hành, nhằm đưa ra các yêu cầu được áp dụng đối với bất kỳ tổ chức nào tham gia vào chuỗi thực phẩm đạt chuẩn ISO 22000.
Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới. Phiên bản đầu tiên của ISO 22000 được ISO ban hành vào ngày 01/09/2005 và đến năm 2008, tiêu chuẩn này được chính thức thừa nhận và xuất bản dưới hình thức Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 22000:2007).
ISO 22000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện kết hợp 4 yếu tố quan trọng đã được thừa nhận trong quản lý an toàn thực phẩm là:
– Trao đổi thông tin tác nghiệp,
– Quản lý hệ thống,
– Các chương trình tiên quyết và
– Các nguyên tắc HACCP.
Tiêu chuẩn này thích hợp để áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào tham gia vào chuỗi cung cấp thực phẩm, từ trang trại, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, sơ chế, nhà máy chế biến, người phân phối chính, vận chuyển, người bán lẻ/ cung cấp dịch vụ thực phẩm, cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
Lợi ích của việc áp dụng ISO 22000
Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
– Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS;
– Giảm chi phí bán hàng;
– Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, khiếu nại, phàn nàn của khách hàng về an toàn thực phẩm;
– Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng;
– Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp;
– Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO14000).
Đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô, bao gồm:
– Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc;
– Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh;
– Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản;
– Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, cà phê, chè,..;
– Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị;
– Các hãng vận chuyển thực phẩm;
– Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng;
– Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ;
– Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm;
– Trang trại trồng trọt và chăn nuôi;