Giấy chứng nhận hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp là mục tiêu mà rất nhiều doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 hướng tới. Bởi vì giấy chứng nhận này không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại giấy chứng nhận này thông qua bài viết dưới đây của ISOCUS.
Trước tình hình tai nạn lao động xảy ra ngày càng nhiều ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, người sử dụng lao động và cả xã hội thì việc doanh nghiệp có được một hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp là rất quan trọng.
Mục đích của hệ thống này là giúp doanh nghiệp có một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh bằng cách cung cấp một khuôn khổ cho phép doanh nghiệp của bạn xác định và kiểm soát OH&S của mình đồng thời cải thiện hiệu suất tổng thể.
Ngoài ra, áp dụng hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp còn giúp doanh nghiệp trong việc hoàn thành các yêu cầu pháp lý cũng như những yêu cầu khác về sức khỏe và an toàn lao động.
Tất cả các loại hình, tính chất hay bất kỳ tổ chức, quy mô nào cũng có thể áp dụng hệ thống quản lý này.
ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên cho Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này ra đời vào ngày 12/3/2018 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng và ban hành.
Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp đạt chuẩn mực quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001:2018 là hệ thống đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới vì một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
Giấy chứng nhận hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp là kết quả của quá trình đánh giá chứng nhận khi một doanh nghiệp áp dụng thành công hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp do một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và cấp giấy chứng nhận.
Việc doanh nghiệp đạt được giấy chứng nhận hệ thống sức khỏe và an toàn nghề nghiệp còn là minh chứng chứng minh doanh nghiệp đó quan tâm đến an toàn sức khỏe của người lao động và là cam kết cũng như trách nhiệm của họ đối với xã hội, đất nước.
Để được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp thì ngoài việc tìm hiểu, xây dựng và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 45001 thì doanh nghiệp cần phải đăng ký, đánh giá chứng nhận bởi một Tổ chức có thẩm quyền chứng nhận.
Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành xong thủ tục đăng ký chứng nhận thì tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành thực hiện hoạt động đánh giá hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Kết quả đánh giá chứng nhận này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Nếu như doanh nghiệp áp dụng thành công hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001 thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho doanh nghiệp.
Trường hợp 2: Nếu như trong quá trình đánh giá chứng nhận, tổ chức chứng nhận xem xét và đánh giá thấy hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp không phù hợp theo các yêu cầu mà tiêu chuẩn ISO 45001 đề ra. Đối với trường hợp này thì doanh nghiệp phải tiến hành khắc phục và sửa đổi những điểm không phù hợp đó. Sau khi khắc phục xong và đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận mới tiến hành cấp giấy chứng nhận như ở trường hợp 1.
Lưu ý: Việc lựa chọn một tổ chức chứng nhận uy tín và phù hợp với doanh nghiệp mình là rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cũng như hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp mà doanh nghiệp đang áp dụng. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng và lựa chọn chính xác để mang lại hiệu quả cao nhất.
Mẫu giấy chứng nhận ISO 45001 – Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của các tổ chức chứng nhận cấp cho các doanh nghiệp đa phần là khác nhau về mẫu thiết kế cũng như màu sắc. Nhưng nhìn chung, giá trị của giấy chứng nhận ISO 45001 là như nhau và có đầy đủ các nội dung cần thiết sau đây:
Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 45001 tại Tổ chức chứng nhận
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
Bước 3: Đánh giá tài liệu tại Tổ chức chứng nhận
Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận ISO 45001
Giấy chứng nhận hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp có hiệu lực 3 năm kể từ ngày được cấp và có ghi rõ trên giấy chứng nhận.
Trong thời gian giấy chứng nhận còn hiệu lực thì tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát không quá 12 tháng/1 lần nhằm đảm bảo hệ thống quản lý được chứng nhận luôn tuân thủ theo các yêu cầu mà tiêu chuẩn ISO 45001 đề ra và luôn có hiệu lực.
Tùy theo năng lực cũng như điều kiện của mỗi tổ chức chứng nhận mà thời gian cấp giấy chứng nhận cũng khác nhau. Nhưng thông thường khoảng thời gian này có thể là 15 đến 30 ngày và cũng có những tổ chức chứng nhận có thể cấp giấy chứng nhận ngay sau khi doanh nghiệp đủ điều kiện.
Với mỗi tổ chức chứng nhận thì sẽ có các mức chi phí chứng nhận ISO 45001 khác nhau, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ sao cho phù hợp với ngân sách của mình cũng như mang lại hiệu quả cao nhất.
Để tồn tại trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các tổ chức phải chủ động trong việc quản lý tất cả các rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp mình và vấn đề về sức khỏe và an toàn trong lao động cũng không ngoại lệ. Giấy chứng nhận hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp sẽ cung cấp động lực mới cho việc thực hiện tốt vấn đề trên, đồng thời nó cũng mang lại rất nhiều lợi ích khác, ví dụ như:
Qua đó cho thấy, việc tổ chức đầu tư vào hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp là một quyết định đúng đắn vì nó không chỉ giải quyết được các vấn đề hiện tại mà còn giúp cải thiện hiệu suất tổng thể và phát triển bền vững trong tương lai.
ISOCUS với đội ngũ chuyên gia hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận áp dụng các tiêu chuẩn quản lý và cải tiến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã hỗ trợ tư vấn, chứng nhận cho hơn 1000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước.
Mọi thắc mắc liên quan đến giấy chứng nhận hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp vui lòng liên hệ với ISOCUS qua hotline 0937.619.299 để được giải đáp và tư vấn miễn phí!
ISOCUS rất hân hạnh được phục vụ quý khách!