Sự khác nhau giữa chứng nhận ISO 22000 và FSSC 22000
Chat Zalo
Chat ngay

So sánh sự khác nhau giữa chứng nhận FSSC 22000 và ISO 22000

Tác giả: ISOCUS | 19-02-2019, 4:53 pm

ISO 22000 và FSSC 22000 là hai tiêu chuẩn phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Vậy trong 2 tiêu chuẩn về thực phẩm phổ biến này, sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000 là gì? Doanh nghiệp nên lựa chọn tiêu chuẩn nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có được lời giải đáp phù hợp. 

Sơ lược về ISO 22000

Để hiểu rõ sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000 như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về ISO 22000 và FSSC 22000.

Khái niệm ISO 22000

ISO 22000 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này được phát triển và ban hành bởi ISO - Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế. Tiêu chuẩn này được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.

so sánh sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000-1

Đối tượng áp dụng ISO 22000

ISO 22000 là một tiêu chuẩn dành cho mọi doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi cung ứng thực phẩm. Tức là mọi doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đều có thể áp dụng ISO 22000 cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của cá nhân doanh nghiệp đó. Cụ thể: 

  • Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  • Nông trại, trang trại, ngư trường;
  • Nhà sản xuất, chế biến thực phẩm;
  • Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm;
  • Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ làm sạch và vệ sinh về thực phẩm;
  • Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo quản và phân phối thực phẩm;
  • Nhà cung cấp thiết bị, chất làm sạch, chất khử trùng, vật liệu bao gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm.
  • ...

Tổng quan về FSSC 22000

Khái niệm FSSC 22000

Khác với ISO 22000, FSSC 22000 là một tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm được ban hành bởi Hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm. 

Tiêu chuẩn FSSC 22000 được xây dựng trên cơ sở là tiêu chuẩn ISO 22000 kết hợp với tiêu chuẩn PAS 220 cùng những yêu cầu bổ sung liên quan.

Tổng quan về FSSC 22000 và iso 22000

Đây cũng là tiêu chuẩn được công nhận bởi tổ chức Sáng kiến An toàn thực phẩm toàn cầu - GFSI (The Global Food Safety Initiative). 

Đặc biệt, FSSC 22000 còn được coi là ngang cấp và có khả năng thay thế cho các tiêu chuẩn được GFSI trước đây. Điển hình như BRC, BRC, IFS, SQF,...

Đối tượng áp dụng FSSC 22000

FSSC 22000 là một tiêu chuẩn có phạm vi áp dụng rất rộng rãi. Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc chuỗi cung ứng sản phẩm/ dịch vụ là thực phẩm đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này. 

Đặc biệt, những doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các loại hình dưới đây:

  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ động vật dễ hư hỏng như thịt bò, lợn, gà, vịt, cá,... và các chế phẩm từ trứng sữa.
  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chín đóng hộp như cá, thịt, trứng, sữa…
  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ thực vật dễ hư hỏng như rau xanh, hoa quả, nước trái cây…
  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường như bánh kẹo; gia vị: dầu ăn, muối đường…; nước giải khát, đồ ăn nhẹ, các loại bột…
  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy hải sản…
  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bao bì, vật liệu đóng gói thực phẩm.
  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu, hương liệu, các chất dùng trong thực phẩm như chất ổn định, chất điều vị…

Sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000

FSSC 22000 là một chương trình chứng nhận được thừa hưởng nhiều từ ISO 22000 và có một danh sách các tiêu chuẩn mở rộng hơn được doanh nghiệp đáp ứng.

Nền của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 22000 rộng hơn tiêu chuẩn FSSC 22000. Điều này là do các yêu cầu của ISO 22000 ít cứng nhắc hơn cho tổ chức cấp chứng nhận và ít cứng nhắc hơn về yêu cầu đối với bản thân doanh nghiệp, cho cơ sở hạ tầng và bảo trì tài liệu.

Sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000-2

Tiêu chuẩn FSSC 22000 chứa các yêu cầu cứng nhắc hơn đối với cơ sở hạ tầng doanh nghiệp, do đặc tả kỹ thuật của các chương trình tiền công nghiệp cơ bản. Hơn nữa, việc thực hiện các yêu cầu này phải được ghi thành văn bản dưới dạng các quy định và các tài liệu khác.

Yêu cầu đối với cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện chứng nhận để tuân thủ các yêu cầu của FSSC 22000 cứng nhắc hơn: phải là một phạm vi công nhận tương ứng và các đánh giá viên phải được công nhận. Hơn nữa, có rất ít đánh giá viên và các tổ chức chứng nhận được GFSI công nhận hiện nay.

Đối với chương trình chứng nhận FSSC 22000 cần xây dựng và thực hiện các quy trình và tài liệu tương tự như đối với ISO 22000. Tuy nhiên, ngoài ra phải có quy trình truy xuất nguồn gốc và các tài liệu khác tùy thuộc vào chi tiết sản xuất (ví dụ: thủ tục tai nạn trong quá trình vận chuyển sản phẩm, v.v.)

Thủ tục chứng nhận không khác nhau. Tuy nhiên, các yêu cầu của chương trình FSSC 22000 rộng và cứng nhắc hơn, vì vậy việc chứng nhận theo chương trình này là một quá trình rất dài và tốn nhiều công sức, chi phí.

Điểm giống nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000

Bên cạnh những sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000 được nêu trên, 2 tiêu chuẩn cũng có những nét tương đồng nhất định.

Cụ thể, cả 2 tiêu chuẩn này đều là những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thể được chứng nhận và công nhận trên toàn thế giới. 

Hơn nữa, do ISO 22000 là nền tảng để xây dựng FSSC 22000 nên các yêu cầu về mặt quản lý an toàn thực phẩm đều khá tương tự nhau.

Doanh nghiệp nên áp dụng FSSC 22000 hay ISO 22000?

Giữa 2 lựa chọn là FSSC 22000 và ISO 22000, không ít doanh nghiệp thường rơi vào tình cảnh phân vân khó lựa chọn. 

Thực tế, việc áp dụng FSSC 22000 hay ISO 22000 đều được cả. Bởi theo Khoản K, điều 12 chương 5 NĐ 15/2018/NĐ-CP Cơ sở đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận sau:

  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000);
  • Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000);
  • Thực hành sản xuất tốt (GMP);
  • Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);
  • Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);
  •  Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC);
  • Hoặc các chứng chỉ tương đương 

Còn hiệu lực của giấy chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

Trên đây những sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000. Hy vọng với những thông tin này, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân biệt hai tiêu chuẩn này và có được sự lựa chọn phù hợp. 

Nếu vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000 hay cần được tư vấn chứng nhận, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0978 679 199 để được các chuyên gia của ISOCUS phản hồi trong thời gian sớm nhất. 



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299