Chứng nhận ISO 22000 giúp doanh nghiệp kiểm soát hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả hơn. Từ đó đảm bảo cung ứng được các sản phẩm thực sự có chất lượng và an toàn cho sức khỏe. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ chứng nhận ISO 22000 là gì? Cũng như làm thế nào để đạt được loại chứng nhận này. Trong bài viết dưới đây, ISOCUS sẽ giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan nhất về chứng nhận ISO 22000.
Chứng nhận ISO 22000 là một loại chứng chỉ chứng minh rằng một tổ chức/ doanh nghiệp có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) phù hợp với các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn ISO 22000.
Chứng nhận ISO 22000 là gì?
Trong đó, ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý ATTP được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế). Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất và được áp dụng phổ biến hiện nay thay thế cho phiên bản cũ vào năm 2005.
Tiêu chuẩn ISO 22000 được thiết kế với cấu trúc cao tương tự như các tiêu chuẩn ISO khác. Đồng thời, tích hợp thêm các nguyên tắc HACCP và GMP giúp các tổ chức trong chuỗi thực phẩm có thể thiết lập và áp dụng một hệ thống kiểm soát, phòng ngừa có hiệu lực giúp ngăn ngừa các rủi ro về ATTP xảy ra.
Chứng nhận ISO 22000 đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết thực
Việc sở hữu chứng nhận ISO 22000 cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang nắm trong tay nhiều lợi ích to lớn như:
- Giúp doanh nghiệp chứng minh được khả năng cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ về thực phẩm ổn định về mặt chất lượng và an toàn vệ sinh.
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và cải tiến hệ thống quản lý ATTP.
- Nâng cao niềm tin về chất lượng, mức độ an toàn của sản phẩm cho khách hàng, đối tác và các bên liên quan.
- Hạn chế các rủi ro về sản phẩm khi lưu thông trên thị trường.
- Giảm giá thành sản phẩm cho phân bổ nguồn lực hợp lý, tiết kiệm các chi phí xử lý sai sót, lỗi hỏng trong quá trình sản xuất, chế biến.
- Tăng sức tiêu thụ và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.
- Củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường mới và được khách hàng nhanh chấp nhận khi có sản phẩm mới ra mắt.
- Được xem xét miễn hoặc giảm các hoạt động kiểm tra từ đối tác hoặc các cơ quan quản lý.
- Thể hiện trách nhiệm, sự đóng góp của doanh nghiệp trước các vấn nạn thực phẩm gây mất an toàn sức khỏe hiện nay.
- Tăng năng suất lao động do nhân viên nắm rõ được quy trình làm việc cũng như vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc.
- Là cầu nối để doanh nghiệp thực hiện thương mại quốc tế.
Mọi doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi thực phẩm đều có thể chứng nhận ISO 22000
Những đối tượng nên có chứng chỉ ISO 22000 cho hệ thống quản lý ATTP của mình bao gồm toàn bộ các tổ chức/ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm không phân biệt quy mô, loại hình hay chủng loại sản phẩm. Cụ thể:
- Tổ chức/ doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hạt giống, các sản phẩm thức ăn, thuốc, dinh dưỡng dùng trong chăn nuôi, trồng trọt...;
- Nông trại, trang trại, ngư trường;
- Tổ chức/ doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Tổ chức/ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, khách sạn...;
- Tổ chức/ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ làm sạch và vệ sinh thực phẩm;
- Tổ chức/ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển thực phẩm;
- Tổ chức/ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo quản và phân phối thực phẩm;
- Tổ chức/ doanh nghiệp cung cấp thiết bị, chất làm sạch, chất khử trùng, vật liệu bao gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm.
Doanh nghiệp/ tổ chức để có thể sở hữu giấy chứng nhận ISO 22000 cần phải đáp ứng được 3 điều kiện như sau:
Tùy thuộc vào quy mô, đặc tính sản phẩm và khả năng của nguồn lực mà doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 2200:2018 cho hệ thống quản lý ATTP sao cho phù hợp với bản thân doanh nghiệp mình.
Để đạt được chứng nhận ISO 22000 cần đáp ứng điều kiện gì?
Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký chứng nhận ISO 22000 để được đánh giá và xác nhận mức độ phù hợp của hệ thống quản lý ATTP của mình so với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Nếu kết quả đánh giá là phù hợp, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ ISO 22000.
Để duy trì hiệu lực của chứng nhận ISO 22000. Đồng thời, đảm bảo các hoạt động trong hệ thống quản lý ATTP được vận hành một cách ổn định, hiệu quả, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, kiểm soát và cải tiến hệ thống khi cần.
Có không ít doanh nghiệp muốn đạt chứng nhận ISO 22000 nhưng chưa nắm được quy trình cấp giấy chứng nhận ra sao. Bởi vậy, ISOCUS cung cấp gói dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 22000 hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này. Nhìn chung, quy trình tư vấn chứng nhận ISO 22000 sẽ triển khai theo những bước sau:
Quy trình để đạt được chứng nhận ISO 22000 gồm những bước nào?
ISOCUS tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Sau đó trao đổi sơ bộ với khách hàng để xác định rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng là gì.
Sau khi trao đổi sơ bộ và lựa chọn được dịch vụ phù hợp, chúng tôi sẽ tư vấn kỹ lưỡng hơn về quy trình thực hiện. Đồng thời, tiến hành báo giá, thương lượng về hợp đồng rồi thực hiện ký kết hợp đồng.
Đội ngũ chuyên gia của ISOCUS sẽ lên kế hoạch tư vấn chi tiết và chương trình điều phối với khách hàng sao cho phù hợp.
ISOCUS sẽ cử đội ngũ chuyên gia tới doanh nghiệp để tiến hành đánh giá hiện trạng thực tế của hệ thống quản lý ATTP tại doanh nghiệp. Căn cứ vào đó, chúng tôi sẽ lập kế hoạch và tiến hành các chương trình đào tạo về tiêu chuẩn, áp dụng hệ thống, đánh giá nội bộ cũng như hỗ trợ xây dựng hệ thống tài liệu sao cho phù hợp.
ISOCUS sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký chứng nhận ISO 22000.
Sau khi đăng ký và được cấp giấy chứng nhận ISO 22000, ISOCUS sẽ trao lại giấy chứng nhận cho khách hàng. Đồng thời, cập nhập thông tin về giấy chứng nhận lên hệ thống kiểm tra quốc tế để khách hàng dễ dàng tra cứu.
ISOCUS cung cấp dịch vụ cải tiến và giám sát định kỳ hệ thống quản lý ATTP. Trước thời hạn giám sát thường niên 2 tháng, ISOCUS sẽ gửi thông báo tới cho khách hàng.
Giấy chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng cho thấy hệ thống quản lý ATTP của một doanh nghiệp cụ thể đã được đánh giá, xác nhận là phù hợp với các điều khoản được quy định trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Nhìn chung, giấy chứng nhận ISO 22000 thường bao gồm:
- Thông tin của tổ chức thực hiện chứng nhận ISO 22000: tên, logo, slogan, thông tin liên hệ (trụ sở làm việc, chi nhánh - nếu có, số điện thoại, email…);
- Thông tin của doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 22000: tên, logo, slogan, thông tin liên hệ (trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, số điện thoại, email…);
- Tên tiêu chuẩn dùng để chứng nhận, cụ thể ở đây là tiêu chuẩn ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý ATTP;
- Thông tin về hiệu lực giấy chứng nhận: Bao gồm ngày chứng nhận; Ngày phát hành giấy chứng nhận; Ngày hết hạn giấy chứng nhận;
- Mã truy xuất chứng chỉ ISO 22000;
- Chữ ký và dấu xác nhận của tổ chức thực hiện chứng nhận ISO cho doanh nghiệp đó.
Lưu ý: Tùy thuộc vào đơn vị cấp giấy chứng nhận ISO 22000 mà giấy chứng nhận sẽ những sự khác biệt đáng kể về kết cấu, thành phần nội dung hình dạng và màu sắc.
Chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực bao lâu kể từ ngày cấp?
Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận.
Trong 3 năm này sẽ diễn ra các cuộc kiểm tra, giám sát định kỳ thường niên 1 năm/lần để kiểm đánh giá liệu doanh nghiệp có duy trì và cải tiến hệ thống quản lý ATTP theo tiêu chuẩn ISO 22000 hay không.
Do đó, doanh nghiệp cần chú ý duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý ATTP để đảm bảo giấy chứng nhận giữ được giá trị trong thời gian còn hiệu lực.
Trên đây là những chia sẻ của ISOCUS về chứng nhận ISO 22000 cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chứng nhận ISO 22000 để đưa ra hướng đi phù hợp.
Để được tư vấn chi tiết hơn về các quy trình, thủ tục hay các vấn đề khác liên quan tới chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp có thể liên hệ với ISOCUS qua hotline 0937619299 (hoàn toàn miễn phí).