Để việc sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả cao thì điều đầu tiên mà các chủ doanh nghiệp cần làm là đảm bảo được sức khỏe và an toàn cho người lao động một cách tốt nhất. Chính vì vậy mà hiện nay các doanh nghiệp đã dần chú trọng, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống của mình. Vậy ISO 45001 là gì? Các bước để xây dựng tiêu chuẩn ISO 45001 như thế nào? Bài viết sau đây của ISOCUS sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp do Tổ chức quốc tế (ISO) ban hành. Đây là tiêu chuẩn OH&S đầu tiên trên thế giới, giúp các doanh nghiệp cung cấp một nơi làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn giúp ngăn ngừa thương tích, tổn hại sức khỏe cũng như những rủi ro liên quan đến công việc. Từ đó thường xuyên khắc phục và cải tiến liên tục việc thực hiện OH&S của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn ISO 45001 được xuất bản vào năm 2018 và chính thức thay thế OHSAS 18001: 2007. Nó được thiết kế để tích hợp vào trong quá trình kinh doanh hiện đang được thực hiện ở trong tổ chức. Đồng thời, được xây dựng với cấu trúc tương tự như các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001…
Tiêu chuẩn ISO 45001 được ban hành không nhằm mục đích sẽ là một tài liệu ràng buộc doanh nghiệp về mặt pháp lý mà nó được xem là một công cụ quản lý giúp các doanh nghiệp áp dụng trên tinh thần tự nguyện. Vì vậy, ISO 45001 hoàn toàn có thể áp dụng với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào, không phân biệt quy mô cũng như lĩnh vực. Miễn doanh nghiệp đó muốn giảm thiểu những rủi ro liên quan đến an toàn nghề nghiệp và bảo đảm sức khỏe cho người lao động thì có thể áp dụng.
Áp dụng ISO 45001 mang lại lợi ích gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp đặt ra.
Là một trong những tiêu chuẩn ISO cho nên ISO 45001 cũng có một số lợi ích tương tự như ISO 9001 về mặt thị trường, quản lý cũng như nội bộ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này còn có một số lợi ích đặc trưng như sau:
Có rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc rằng: Làm sao để đạt được chứng nhận ISO 45001? Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 có khó hay không? Các bước để xây dựng tiêu chuẩn ISO 45001 như thế nào?
Với kinh nghiệm nhiều năm trong tư vấn và hợp tác với khá nhiều các doanh nghiệp đã áp dụng ISO 45001 cũng như thấu hiểu được những nỗi lo và khó khăn mà các doanh nghiệp mới đang gặp phải. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp lại các bước để xây dựng tiêu chuẩn ISO 45001 nhằm giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và dễ hiểu nhất khi áp dụng tiêu chuẩn này.
Bước 1: Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 45001 và xác định phạm vi áp dụng
Đầu tiên khi bắt tay vào việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nghề nghiệp thì doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin về tiêu chuẩn ISO 45001 cũng như xác định được phạm vi áp dụng.
Cụ thể, lãnh đạo doanh nghiệp cần có những định hướng cho các hoạt động của hệ thống quản lý. Đồng thời, xác định được mục tiêu và phạm vi áp dụng để có thể hỗ trợ hoạt động của hệ thống được diễn ra có hiệu quả và đem lại lợi ích thiết thực nhất.
Bước 2: Lập ban chỉ đạo để thực hiện dự án ISO 45001
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý có thể được xem là một dự án lớn. Vì vậy, doanh nghiệp cần điều hành, tổ chức và đầu tư dự án sao cho có hiệu quả. Nên lập ra một ban chỉ đạo ISO 45001 tại doanh nghiệp, có thể bao gồm người đại diện lãnh đạo và đại diện các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng ISO 45001.
Bước 3: Đánh giá tình hình, thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001.
Để áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 được phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng thực trạng của doanh nghiệp mình để đối chiếu với các yêu cầu mà tiêu chuẩn đề ra. Mục đích của bước này là xác định xem yêu cầu nào áp dụng, yêu cầu nào không áp dụng và những hoạt động nào doanh nghiệp đã có, các hoạt động chưa có và mức độ áp dụng đến đâu. Để từ đó có cơ sở nhằm xây dựng nên các kế hoạch chi tiết cho quá trình thực hiện.
Dựa vào hoạt động đánh giá thực trạng, doanh nghiệp có thể xác định được các điểm nào cần thay đổi, khắc phục và bổ sung để hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nghề nghiệp được hoàn chỉnh và phù hợp với tiêu chuẩn ISO 45001.
Bước 4: Thiết kế và xây dựng, lập hồ sơ, tài liệu, văn bản cho hệ thống quản lý An toàn & Sức khỏe Nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001
Ở bước này doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện những thay đổi, khắc phục, bổ sung đối với những điểm chưa phù hợp đã được nêu ra trong quá trình đánh giá thực trạng.
Sau đó, cần xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu, hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001, ví dụ như: sổ tay chất lượng, lập văn bản về các quá trình và thủ tục liên quan, xây dựng các quy định, quy chế hay các hướng dẫn công việc…
Bước 5: Tiến hành áp dụng hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001
Sau khi thiết lập thì doanh nghiệp cần áp dụng để chứng minh hiệu quả và hiệu lực của hệ thống. Ở bước này doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sau:
Đào tạo nhận thức về ISO 45001 cho toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
Hướng dẫn cho nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã được viết ra trước đó.
Phân rõ trách nhiệm của ai và sử dụng tài liệu nào đồng thời thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ mà thủ tục mô tả.
Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nghề nghiệp, từ đó đề ra các hành động khắc phục đối với những nội dung không phù hợp đó.
Họp và xem xét về kết quả khi doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 45001.
Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho việc đánh giá để cấp chứng nhận ISO 45001
Đánh giá trước khi chứng nhận: Mục đích của cuộc đánh giá này nhằm xác định hệ thống quản lý của doanh nghiệp đã phù hợp với tiêu chuẩn ISO 45001 hay chưa và có hiệu quả không. Qua đó, xác định những vấn đề còn tồn tại và chưa phù hợp để thực hiện hành động khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính doanh nghiệp thực hiện hoặc do tổ chức chứng nhận thực hiện.
Để việc đánh giá chứng nhận được trở nên có hiệu quả và tránh tiền mất tật mang, doanh nghiệp nên lựa chọn tổ chức chứng nhận uy tín, có đủ năng lực và được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp phép để tiến hành đăng ký đánh giá và cấp chứng nhận.
Đặc biệt, một tổ chức chứng nhận phù hợp với doanh nghiệp bạn sẽ mang lại cho bạn lợi ích cao nhất.
Bước 7: Tiến hành đánh giá và cấp chứng nhận.
Sau khi doanh nghiệp đã lựa chọn cho mình một tổ chức chứng nhận ưng ý thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký. Khi thủ tục đăng ký được hoàn thành, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá. Nếu doanh nghiệp áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn ISO 45001 thì Tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp một giấy chứng nhận ISO 45001 (hay còn được gọi là chứng chỉ ISO 45001). Giấy chứng nhận này sẽ là bằng chứng chứng minh sự tuân thủ của doanh nghiệp so với yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng.
Bước 8: Duy trì hệ thống quản lý và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 45001
Đây sẽ là bước giúp doanh nghiệp đảm bảo hệ thống luôn vận hành đúng, nhất quán và duy trì được hiệu lực của giấy chứng nhận. Đồng thời, doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến liên tục để hệ thống quản lý đạt được hiệu quả và đem đến những lợi ích cao nhất.
Trên đây là các bước để xây dựng tiêu chuẩn ISO 45001 cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hãy tìm hiểu thật kỹ, áp dụng một cách nghiêm túc cũng như lựa chọn một tổ chức chứng nhận phù hợp để mang lại những lợi ích cao nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Hãy liên hệ với chúng tôi – ISOCUS qua hotline 0937.619.299 để được tư vấn, đào tạo, xây dựng, triển khai, áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 một cách chi tiết và chính xác nhất.