7 công cụ kiểm soát chất lượng áp dụng trong doanh nghiệp
Chat Zalo
Chat ngay

7 công cụ kiểm soát chất lượng áp dụng trong doanh nghiệp

Tác giả: ISOCUS | 21-04-2017, 3:37 pm
Đây là các kỹ thuật được sử dụng trong các hoạt động kiểm soát chất lượng (Quality Control) để...

Đây là các kỹ thuật được sử dụng trong các hoạt động kiểm soát chất lượng (Quality Control) để phát hiện vấn đề, tổ chức sắp xếp thông tin/ dữ liệu.

Đưa ra các ý tưởng, phân tích nguyên nhân, đề ra và thực hiện các hành động, xác nhận sự cải tiến và thiết lập việc kiểm soát, duy trì các kết quả thu được, và cứ thế tiếp tục với một chu trình cải tiến khác cho những vấn đề mới. Các công cụ này được giới thiệu lần đầu tiên cho Hiệp hội các nhà khoa học và kỹ sư Nhật Bản (Japanese Union of Scientists and Engineers – JUSE) vào năm 1950 bởi W. Edwards Deming – nhà khoa học hàng đầu thế giới về quản lý chất lượng.

Kaoru Ishikawa – giáo sư của Đại học tổng hợp Tokyo vào thời điểm đó, đồng thời cũng là một thành viên của JUSE, đó thể thức hóa các công cụ thống kê này dưới tên gọi “7 QC tools” (7 công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản, sau đây gọi tắt là 7 công cụ QC cơ bản). Ông cho rằng 95% các vấn đề của một công ty có thể được cải thiện qua việc sử dụng 7 công cụ này
7 công cụ QC cơ bản bao gồm:
– Phiếu kiểm tra (Checksheet)
– Biểu đồ Pareto (Pareto diagram)
– Biểu đồ Nhân – Quả (Cause-Effect diagram)
– Biểu đồ phân bố (Histogram)
– Biểu đồ phân tán (Scatter diagrams)
– Phương pháp phân vùng (Stratified diagram)
– Biểu đồ kiểm soát (Control charts)
Vai trò của 7 công cụ đối với việc kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, doanh nghiệp. Chất lượng của sản phẩm hay tổ chức thể hiện ở rất nhiều khía cạnh từ việc đảm bảo các tính năng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tổ chức đảm bảo lợi nhuận, đảm bảo việc đáp ứng các nghĩa vụ xã hội như thỏa mãn khách hàng, nhân viên hay cộng đồng xã hội, hơn nữa tổ chức cần đáp ứng việc phát triển con người bằng cách không ngừng đào tạo huấn luyện nhân viên của mình nếu mong muốn tạo ra lợi nhuận không ngừng.
Để hiểu được vai trò của 7 công cụ đối với việc kiểm soát chất lượng chúng ta sẽ xem xét về các bước cơ bản để đảm bảo chất lượng.
Các bước cơ bản để đảm bảo chất lượng
1. Nghiên cứu mối quan hệ của chất lượng và công việc:
Mỗi quá trình vận hành cho kết quả cuối cùng là chất lượng sản phẩm. Ví dụ quá trình vận hành nhỏ như nhận phụ tùng cũng có thể cho ra sản phẩm khuyết tật chẳng hạn như do mồ hôi tay hay biến dạng khi kẹp. Do đó, trước khi tìm ra sản phẩm khuyết tật hãy tìm hiểu nguyên nhân có thể xảy ra sự khuyết tật trong công việc của mình bằng những mẫu thực tế hay những thực nghiệm. Nếu ta biết những dạng này là nguyên nhân, thì chúng ta nên tránh những nguyên nhân khuyết tật không cần thiết.
2. Thực hành chuẩn trong công việc (làm đúng ngay từ đầu)
Để sản xuất những sản phẩm ít khuyết tật thì quá trình sản xuất và vận hành không thay đổi bất kể khi nào hay do ai vận hành.Lời nói hay trí nhớ của một người thì không đáng tin vì thế chúng ta phải có một chuẩn mực nhất định giống như vận hành chuẩn.
Nguyên tắc đừng mô tả bằng trí tưởng tượng. Chúng ta cố gắng bằng công việc thực tế để tìm thấy những điểm cần thiết và mô tả chúng như vận hành chuẩn.QC trong xưởng sản xuất bắt đầu bằng việc vận hành chuẩn. Vận hành chuẩn sẽ chính xác hơn bất kỳ phương pháp nào tìm thấy hay trường hợp nào thay đổi. Vận hành chuẩn dễ dàng để hiểu với việc vẽ ra cần thiết và giữ chúng ở những nơi đảm bảo để dễ tham khảo.
3. Đào tạo đầy đủ cho công việc
«Bạn biết hàn như thế nào ? »
« Bạn có hiểu khi nào phải hàn và hàn như thế nào ? »
« Bạn hàn hoàn hảo như thế nào để không có sản phẩm khuyết tật »
Có 3 bước cho đến khi bạn làm mọi thứ hoàn hảo „để biết‟, „để hiểu‟ và „sẽ làm‟để đạt được bước thứ 3 thì chúng ta phải là một công nhân chuyên nghiệp và chúng ta phải làm việc chăm chỉ vì thế trước khi làm việc trong xưởng sản xuất chúng ta phải được đào tạo cho đến khi làm ra những sản phẩm hoàn hảo.
4. Kiểm soát chất lượng trong quá trình
Người ta thường nói « Sản phẩm thường rất đảm bảo bởi vì chúng ta kiểm tra chúng chặt chẽ ». Điều đó có đúng không ?
Trên thực tế sẽ là lãng phí nếu bạn chọn hướng sản xuất theo mô hình kiểm tra chất lượng mà chúng ta nên phải thiết lập một hệ thống để không sản xuất sản phẩm khuyết tật.Hơn nữa, có những sản phẩm mà đặc tính của nó sẽ không cho phép được có sản phẩm khuyết tật thông qua thử nghiệm, giống như kích nổ quả bom.Tóm lại, chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo trong mỗi quá trình.Chúng ta phải kiểm tra các yếu tố đầu vào như nhân lực, nguyên vật liệu, máy móc, thông tin, phương pháp để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
5. Chức năng của việc kiểm tra
Việc kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra những khuyết tật do đó để đảm bảo chất lượng chúng ta cần :
– Đưa ra những chuẩn mực, tiêu chí của việc kiểm tra một cách rõ ràng, hợp lý.
– Đánh giá chất lượng thông qua thử nghiệm.
– So sánh kết quả thử nghiệm với các chuẩn mực và xem thử chấp nhận hay từ chối.
Có hai loại đánh giá điều tra : điều tra tổng thể và điều tra lấy mẫu. Điều tra tổng thể được tiến hành trong trường hợp chất lượng của mỗi sản phẩm phải được đảm bảo, chi phí điều tra thấp đủ để điều tra tất cả sản phẩm, số lượng tổng thể giới hạn. Điều tra lấy mẫu chi phí cao, xét tính đại diện trong mẫu và dự đoán mức độ sản phẩm thông qua mẫu, đồng thời xem xét chúng có thể đem lại rủi ro cho quá trình tiếp theo hay không. Kết quả và số liệu của việc điều tra điều tra tổng thể thường ở giai đoạn sau cùng của quá trình còn điều tra lấy mẫu thì điều tra ở trong quá trình.
6. Duy trì các công cụ, máy móc và thiết bị đo lường
Chúng ta sử dụng nhiều công cụ, máy móc và thiết bị đo lường trong xưởng sản xuất.Ngày nay các máy móc thiết bị đều được tự động hoá bởi các thiết bị điện tử. Nhưng nếu máy móc vận hành không đúng thì toàn bộ sản phẩm sẽ bị sai hỏng hàng loạt. Các công cụ cũng có thể dẫn đến sản phẩm sai hỏng hàng loạt nếu nó không còn tác dụng.Và nếu hướng dẫn đo lường sai thì dẫn đến hệ thống đảm bảo chất lượng sẽ không có ý nghĩa gì cả. Do đó chúng ta phải thiết lập hệ thống kiểm tra tìm những điểm quan trọng trong công cụ và trong máy móc và chuẩn bị những phiếu kiểm tra để kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. Đưa các giải pháp phòng ngừa trước các rủi ro xảy ra tình trạng máy móc sai hỏng.
7. Hãy xúc tiến giải pháp phòng ngừa sai lỗi
Chúng ta luôn cố gắng làm hết sức mình nhưng không thể không có sản phẩm sai hỏng, thỉnh thoảng có vài lỗi. Nhưng nếu 100 người mỗi người làm ra 1% sai hỏng thì chúng ta có 100% sản phẩm sai hỏng, vì thế chúng ta phải xem các biện pháp ứng phó như báo động máy móc hay không thể vận hành máy móc khi chúng ta sai lỗi.Đó gọi là phương pháp phòng ngừa sai lỗi và tất cả công nhân đều cố gắng cải tiến công việc của họ, chúng ta có thể giảm bớt những khuyết tật do những lỗi bất cẩn và điều này thành công ở nhiều công ty.
Ví dụ, khi bao gói sản phẩm, sách hướng dẫn sử dụng hay thẻ bảo hành có thể bỏ quên. Để ngăn chặn trường hợp này, người ta thường đính mỗi công tắc nhỏ lên một thẻ hoặc sách và nếu khi vận hành mà không có công tắc đó thì hộp sẽ bi dừng lại và không chuyển vào thùng carton.
8. Nhanh chóng đối phó với hiện tượng bất bình thường
Trong nhật ký sản xuất, chúng ta có thể bắt gặp những vấn đề bất bình thường nhưng nó thường ít khi xảy ra và ít ảnh hưởng đến quá trình nhưng nếu chúng ta không thông báo cho quản đốc thì có thể nó có thể hư hỏng lớn hơn.
Ví dụ, khi siết chặt con vít trên một miếng nhựa công nhân thường thấy khó khăn và anh ta chỉnh áp lực của trục để dễ dàng hơn. Nhưng đó chính là nguyên nhân dẫn đến cái ghim của cái khuôn bị vỡ và cái lỗ của miếng nhựa trở nên bị cạn, không sâu.
Vài tháng sau, tất cả sản phẩm trở thành phế phẩm bởi vì sự rạn nứt do kéo căng quá mức của con vít. Do đó chúng ta cần đào tạo cho công nhân nếu thấy sự không bình thường, nên thông báo cho người chủ, Nếu thấy sự không bình thường thì lần theo dấu vết để tìm ra nguyên nhân của nó, nếu xảy ra vấn đề nghiêm trọng, phải có hành động tương ứng cho đến khi quyết định kiểm tra lại hay nghi ngờ việc chồng chất được diễn ra. Tốc độ của việc khắc phục diễn ra nhanh hay chậm sẽ đại diện cho cấp độ của QC.
Ứng dụng 7 công cụ thống kê cơ bản để kiểm soát chất lượng:
Như phần 1 ta đã nghiên cứu các bước cơ bản để đảm bảo chất lượng và trên thực tế các bước đó nếu doanh nghiệp hiểu và nắm được phương pháp 7 công cụ sẽ ứng dụng linh hoạt đối với việc kiểm soát chất lượng sẽ đảm bảo được chất lượng. Ta sẽ có bảng sau:

STTCác bước đảm bảo chất lượngKiểm soát chất lượng bằng 7 công cụ
1.Nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng và công việc của mìnhThu thập dữ liệu
Phiếu checklist
Biểu đồ nguyên nhân kết quả
2.Thực hành chuẩnĐây là phương pháp tiêu chuẩn hóa, nhưng trước khi đưa ra tiêu chuẩn ta cần dùng phương pháp thu thập dữ liệu, kiểm tra kết quả đo lường trước sau, áp dụng biểu đồ kiểm soát.
3.Xây dựng chất lượng trong quá trình(chất lượng đảm bảo mối quá trình)Để xây dựng chất lượng đảm bảo mỗi quá trình có rất nhiều phương pháp cần ứng dụng tuy nhiên việc thu thập dữ liệu, tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và đưa ra giải pháp khắc phục sẽ là phương pháp cốt lõi.
4.Duy trì các công cụ, máy móc hướng dẫn đo lườngThiết lập hệ thống kiểm tra tìm những điểm trong công cụ và chuẩn bị phiếu kiểm tra để kiểm tra chúng định kỳ.
5.Xúc tiến các biện pháp phòng ngừa sai lỗiĐây là một trong các giải pháp cải tiến nhằm phòng ngừa các lỗi sai, tuy nhiên trước khi đưa giải pháp cải tiến vào thực tế áp dụng thì cần phải kiểm soát giải pháp, thu thập dữ liệu, biểu đồ kiểm soát để kiểm chứng kết quả

 



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299