Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam
Chat Zalo
Chat ngay

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

Tác giả: ISOCUS | 15-06-2017, 8:40 am
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp đã và đang là vấn đề được quan tâm khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, thuế nhập khẩu giảm, cánh cửa thị trường xuất khẩu của Việt Nam vào các nước WTO sẽ mở rộng hơn. Tuy phải cam kết xóa bỏ các chính sách ưu đãi doanh nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu, nhưng đối với nông nghiệp, WTO vẫn cho phép tiếp tục hỗ trợ bằng việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến nông, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vùng nghèo, đào tạo phát triển nhân lực, hỗ trợ tăng năng lực cạnh tranh, trợ giúp phát triển làng nghề v.v… nên khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam có khá nhiều cơ hội.

Một thực tế đang diễn ra trên thị trường quốc tế là sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam không bán được giá cao, một số mặt hàng bị kiện vì bán phá giá, bị rút "quota" ở một số thị trường, ngay cả những sản phẩm xuất khẩu mà chúng ta đứng tốp đầu thế giới về số lượng như lúa gạo, hạt tiêu, cà phê, chè, hạt điều, tôm, cá tra... Nguyên nhân của sự bị ép giá là sản phẩm không đồng đều, kém ổn định chất lượng, khó xác định nguồn gốc, sản lượng không lớn, chậm gom hàng... Điều này cho thấy, khi tham gia thị trường toàn cầu, nếu nhà sản xuất Việt Nam cứ tiếp tục cạnh tranh bằng giá thì không những chúng ta không thể có lãi suất cao để duy trì chất lượng, thương hiệu mà còn có nguy cơ tự đánh mất thị trường xuất khẩu.

Để có lòng tin lâu dài của người tiêu dùng và chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập sâu vào hiệp định thuế của AFTA, nhà sản xuất và xuất khẩu tôm phải xây dựng, duy trì và bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm của mình, nếu không, chúng ta tiếp tục gặp rào cản khi thâm nhập thị trường thế giới và có thể mất thị trường ngay trên đất Việt Nam.

Việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm bao gồm 5 nhóm hoạt động sau:

  • Xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến cách thức quản lý trang trại, kỹ thuật nuôi và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP, BAP, ASC hoặc sản phẩm hữu cơ);  
  • Xây dựng và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong trang trại, liên kết cách nhận biết sản phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm, tham gia chương trình chứng nhận theo tiêu chuẩn truy xuất sản phẩm như CoC…;
  • Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại sản phẩm trong nước và quốc tế để tránh bị nhái, bị mất thương hiệu;
  • Quảng cáo và thông tin đầy đủ, minh bạch về sản phẩm, về nhà sản xuất, về dấu hiệu nhận biết sản phẩm cùng với những cam kết hoặc kết quả chứng nhận an toàn vệ sinh đã đạt được;

Tạo dựng kênh phân phối thuận tiện, hữu hiệu và bền vững cho sản phẩm để đảm bảo sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng sản phẩm an toàn.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299