Tư Vấn - Chứng nhận - Đào tạo hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015
Chat Zalo
Chat ngay

Tư Vấn - Chứng nhận - Đào tạo hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015

Tác giả: ISOCUS | 21-01-2019, 4:35 pm
ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường

1. ISO 14001 là gì?

ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…

Tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 là phiên bản mới nhất được tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) soạn thảo và ban hành vào ngày 14/09/2015. Tiêu chuẩn ISO 14001 đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng cho bất kỳ tổ chức nào có mong muốn xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý môi trường cho đơn vị mình.

2. Đối tượng áp dụng 

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 áp dụng cho mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận… có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổ chức kinh doanh cũng như phi lợi nhuận.

3. Lợi ích của ISO 14001:2015

- Về quản lý 

  • Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện;
  • Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường;
  • Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.
  • Ngăn ngừa ô nhiễm: ISO 14001: 2015 hướng đến phát triển bền vững thông qua việc giảm thiểu chất thải, sử dụng tiết kiệm năng lượng và sử dụng vật liệu mới thân thiện môi trường. Việc giảm chất thải tức là sẽ giảm lượng nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn. Không chỉ như vậy, nhiều trường hợp nồng độ ô nhiễm của nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn được giảm về căn bản. Nồng độ và lượng chất thải thấp thì  chi phí xử lý sẽ thấp. Nhờ đó, giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm.

- Về tạo dựng thương hiệu

  • Nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng.
  • Giành được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn yêu cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.
  • Chứng minh sự tuân thủ luật pháp: việc xử lý hiệu quả sẽ giúp đạt được những tiêu chuẩn do luật pháp qui định và vì vậy, tăng cường uy tín của doanh nghiệp. Chứng chỉ ISO 14001 là một bằng chứng chứng minh thực tế tổ chức đáp ứng được các yêu cầu luật pháp về môi trường, mang đến uy tín cho tổ chức
  • Xây dựng niềm tin cho các bên liên quan: Hệ thống QLMT nhằm vào việc thỏa mãn nguyện vọng của nhiều bên liên quan như nhân viên, cơ quan hữu quan, công chúng, khách hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, cổ đông,... những người có ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của tổ chức và niềm tin của họ trong công ty có giá trị to lớn. Niềm tin này giúp tổ chức tăng thêm nguồn lực từ công chúng và những tổ chức tài chính (quốc gia cũng như quốc tế).
  • Hướng tới hội nhập kinh tế Quốc tế: Điều này rất hữu ích đối với các tổ chức hướng đến thị trường nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc xin chứng chỉ ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể được sử dụng như là công cụ hàng rào phi thuế quan của bất kỳ nước nào nhập khẩu hàng hoá từ các nước khác. Tuy nhiên, khách hàng trong những nước phát triển có quyền chọn lựa mua hàng hoá của một tổ chức có hệ thống QLMT hiệu quả như ISO 14001.

- Về tài chính

Việc thực hiện và áp dụng hệ thống QLMT sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nước, năng lượng, nguyên vật liệu, hoá chất,... Sự tiết kiệm này sẽ trở nên quan trọng và có ý nghĩa nếu nguyên vật liệu là nguồn khan hiếm như điện năng, than, dầu.

4. Quy trình tư vấn ISO14001 

  • Khởi động dự án ISO 14001: 

Tổ chức đào tạo và doanh nghiệp chọn ngày khởi động dự án. Lãnh đạo doanh nghiệp họp toàn thể cán bộ công nhân viên tuyên bố chương trình xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

  • Bổ nhiểm EMR – Đại diện lãnh đạo môi trường, thành lập ban ISO, Đội ứng phó tình trạng khẩn cấp: 

Doanh nghiệp sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Ban giám đốc giữ vai trò EMR, được uỷ quyền của lãnh đạo để xây dựng, theo dõi duy trì hệ thống. Các thành viên trong Ban ISO bao gồm đại diện các bộ phận của doanh nghiệp – chính ban này sẽ giữ vai trò soạn thảo tài liệu, tiến hành đánh giá hệ thống nội bộ …Ban ứng phó tình trạng khẩn cấp để ứng phó với tình trạng cháy, tràn hoá chất…

  • Khảo sát chi tiết các hoạt động:

Chuyên gia sẽ khảo sát chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp để cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và làm căn cứ hoạch định hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001

  • Tiến hành đào tạo nhận thức & viết tài liệu:

EMR, các thành viên ban ISO và các nhân viên khác sẽ được Chuyên gia tiến hành đào tạo nhận thức môi trường, nhận thức ISO 14001 và phương pháp áp dụng ISO 14001 và một số nội dung phụ trợ khác

  • Đánh giá hiệu lực đào tạo: 

Sau khoá học, học viên sẽ được đánh giá xem mức độ tiếp thu, nếu chưa đạt yêu cầu, Chuyên gia sẽ bổ sung những kiến thức bị hỏng của những học viên không đạt

  • Lập kế hoạch chi tiết:

Chuyên gia sẽ thống nhất với EMR và được sự phê duyệt của Lãnh đạo doanh nghiệp về kế hoạch chi tiết cho các hạng mục đào tạo

  • Soạn thảo hệ thống tài liệu: 

Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, các thành viên trong Ban ISO được phân công sẽ tiến hành soạn thảo các tài liệu theo kế hoạch đào tạo đã thống nhất

  • Đo đạc thông số môi trường: 

Thông qua việc xác định các yêu cầu luật pháp về môi trường doanh nghiệp phải tuân thủ, hoạt động đo đạc môi trường (nước thải, khí thải, tiếng ồn..) sẽ được thực hiện để nắm rõ thực trạng hoạt động môi trường hiện tại của doanh nghiệp

  • Điều chỉnh hạ tầng, thiết lập công nghệ xử lý (nếu có): 

 au khi có kết quả đo môi trường, Chuyên gia và Doanh nghiệp sẽ xác định điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết hoặc xác định các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.

  • Xem xét hệ thống tài liệu: 

Các tài liệu soạn thảo hoàn tất sẽ được bên Chuyên gia và Lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, nếu thấy hợp lý, Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ký ban hành, những tài liệu chưa hợp lý sẽ được điều chỉnh cần thiết

  • Áp dụng:

Sau khi tài liệu được ký duyệt, các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ áp dụng những tài liệu đã được viết. Có thể có những khoá đào tạo vận hành ở giai đoạn này.

  • Đào tạo đánh giá nội bộ:

 Các thành viên trong Ban ISO sẽ được đào tạo các kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 19011

  • Đánh giá nội bộ lần 1:

Thực hiện đánh giá lần 1 để rà soát việc áp dụng và làm cơ sở thực tế cho những học viên đã được đào tạo đánh giá nội bộ

  • Khắc phục: 

Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001

  • Đánh giá lần 2:

 Các thành viên trong ban ISO doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nội bộ

  • Khắc phục:

 Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục

  • Xem xét của lãnh đạo:

Theo yêu cầu ISO 14001, Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 14001 để nắm được tình hình hệ thống áp dụng và xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống

  • Đăng ký chứng nhận:

 Xét thấy hệ thống đã sẵn sàng, Chuyên gia và Doanh nghiệp sẽ thống nhất ngày đánh giá của Tổ chức chứng nhận

  • Đánh giá chứng nhận:

 Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận theo kế hoạch

  • Khắc phục: 

Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001

  • Nhận giấy chứng nhận ISO 14001:

 Sau khi khắc phục xong lỗi (nếu có), Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 14001 cho Doanh nghiệp.

 

 


Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299