Chứng chỉ iso 14001 | Dịch vụ làm chứng chỉ iso 14001 2015
Chat Zalo
Chat ngay

Chứng chỉ iso 14001 | Dịch vụ làm chứng chỉ iso 14001 2015

Tác giả: ISOCUS | 08-08-2022, 11:41 am
Chứng chỉ iso 14001 là kết quả của việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001:2015.

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015

Để đạt được chứng chỉ iso 14001 chứng minh doanh nghiệp của bạn có trách nhiệm với môi trường, mang lại cho bạn sự ghi nhận và những cơ hội hoạt động doanh nghiệp mới. Nó giúp bạn chứng minh về việc bạn đã tận tâm như thế nào đối với việc làm giảm những ảnh hưởng môi trường của bạn cũng như đáp ứng sự mong đợi bền vững của các bên hữu quan.

ISO 14001 là gì?

ISO 14001 là Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống quản lý môi trường nhằm giúp các tổ chức giảm bớt những tác động tiêu cực của mình tới môi trường của doanh nghiệp mình. Tiêu chuẩn này cung cấp một khung chuẩn cho các tổ chức nhằm chứng minh những cam kết của mình về các vấn đề môi trường.

Chứng chỉ ISO 14001 là gì?

Chứng chỉ ISO 14001 được hiểu là việc Tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và cấp cho doanh nghiệp một giấy chứng nhận ISO 14001 khi doanh nghiệp đó có hệ thống quản lý môi trường đáp ứng được các yêu cầu mà tiêu chuẩn ISO 14001 đề ra. Việc chứng nhận sẽ được thực hiện và tuân thủ theo các thủ tục được quy định bởi pháp luật và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO.

Tổ chức cấp chứng chỉ  ISO 14001 là tổ chức nào ?

Tổ chức chứng nhận ISO tại Việt Nam là một pháp nhân được phép hoạt động chứng nhận. Tổ chức chứng nhận phải là đơn vị được cấp phép (chỉ định) của Bộ Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực chứng nhận.

Muốn lựa chọn 01 tổ chức chứng nhận đủ năng lực pháp lý. Doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ các giấy tờ pháp lý của Tổ chức chứng nhận bao gồm:

1./ Giấy đăng ký hoạt động lĩnh vực chứng nhận ISO 14001 do Bộ Khoa học Công nghệ cấp.
2./ Các hồ sơ pháp lý khác: Đăng ký kinh doanh; Hồ sơ năng lực; Hồ sơ chuyên gia…

Tổ chức doanh nghiệp cần làm gì để đạt chứng nhận ISO 14001?

ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu cho hệ thống môi trường của Doanh nghiệp. Các điều kiện Doanh nghiệp cần để đạt được chứng nhận bao gồm:

Điều kiện thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và xây dựng hệ thống của lý của mình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn  ISO 14001.

Để làm được thành công, Doanh nghiệp có thể tự mình tìm hiểu, tự xây dựng và áp dụng ISO Hoặc Doanh nghiệp nên tìm các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Các tổ chức tư vấn sẽ đồng hành cùng với Doanh nghiệp trong việc đào tạo, xây dựng và áp dụng các quy trình, biểu mẫu.

Điều kiện thứ 2: Doanh nghiệp phải có ĐTM (Cam kết bảo vệ môi trường; Đề án bảo vệ môi trường).

Một trong những điều kiện tiên quyết để tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO ISO 14001 . Đó chính là Doanh nghiệp cần đảm bảo các quy định của pháp luật về môi trường. Các tổ chức chứng nhận sẽ căn cứ vào việc Doanh nghiệp đã được cấp ĐTM để xác nhận việc đảm bảo trách nhiệm pháp lý này. Vì vậy, Doanh nghiệp cần có các giấy tờ về ĐTM trước khi được đánh giá chứng nhận.

Điều kiện thứ 3: Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận.

Sau khi Doanh nghiệp đã có một hệ thống quản lý tốt.  Đồng thời, Doanh nghiệp đã thực hiện tự đánh giá nội bộ doanh nghiệp mình. Các hành động khắc phục và cải tiến được thực hiện. Doanh nghiệp sẽ được đánh giá bởi Tổ chức chứng nhận.Sau đánh giá, Doanh nghiệp sẽ được cấp Chứng chỉ ISO hay Giấy chứng nhận ISO.

Quy trình cấp chứng chỉ ISO 14001?

Giấy chứng nhận ISO 14001 là một chứng chỉ do 01 Tổ chức chứng nhận cấp. Chứng nhận ISO phải đảm bảo đúng theo quy trình chuẩn. Quy trình này bao gồm rất nhiều công việc và giai đoạn.
Việc thực hiện đúng theo quy trình này giúp giấy chứng nhận ISO được đảm bảo tính hợp pháp của nó.

Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận

Để thực hiện được chứng nhận; Doanh nghiệp cần thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận các vấn đề liên quan tới hoạt động chứng nhận.
Việc đánh giá chứng nhận sẽ được 02 bên thỏa thuận qua các hợp đồng chứng nhận.

Bước 2: Xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá chứng nhận

Tổ chức chứng nhận tiếp nhận được thông tin và yêu cầu của Doanh nghiệp. Sau đó, Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá gửi Khách hàng.
Kế hoạch đánh giá sẽ chủ yếu bao gồm các thông tin chứng nhận.
Kế hoạch đánh giá sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động việc chuẩn bị các nội dung đánh giá.

Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường

Việc đánh giá chứng nhận thông thường trải qua 02 bước cơ bản. Đó là đánh giá, xem xét hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp. Và đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, nơi doanh nghiệp kinh doanh…
Các chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét các tài liệu, quy trình, hướng dẫn… và thực tế sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 14001 hay không.
Chuyên gia đánh giá sẽ thực hiện công việc theo nguyên tắc khách quan, độc lập và tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá chứng nhận.
Kết quả bước này là bằng chứng xác nhận cho việc Hệ thống quản lý của doanh nghiệp có phù hợp tới tiêu chuẩn ISO 14001  hay không.

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận

Sau khi đã có kết quả đánh giá của chuyên gia đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tổi thiểu 12 tháng/lần.

Bước 5: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại

Đánh giá giám sát ISO 14001

Sau khi đạt được chứng nhận ISO 14001, Doanh nghiệp phải tiếp tục duy trì hệ thống quản lý.
Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để duy trì hiệu lực chứng nhận.
Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần)

Lợi ích của việc đạt chứng chỉ iso 14001?

  • Chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu , quy định của pháp luật
  • Đảm bảo môi trường làm việc.
  • Nâng cao uy tín của công ty và sự tin tưởng của các bên liên quan. Ví dụ: Đối tác; Khách hàng.
  • Bằng cách tích hợp ISO 14001 vào hệ thống kinh doanh của tổ chức có thể khuyến khích việc bảo vệ môi trường tốt hơn của các nhà cung cấp.
  • Giấy tờ quan trọng trong việc đấu thấu; hoặc trong việc maketing của Doanh nghiệp…

Ngoài ra còn nhiều lợi ích khác liên quan tới quản lý; lợi ích cho người lao động; lợi ích về chi phí….

Doanh nghiệp nào cần chứng chỉ iso 14001?

Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình doanh nghiệp: sản xuất, kinh doanh, trường học, bệnh viện… Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, đủ mọi loại hình; quy mô doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp nhất thiết cần chứng nhận ISO 14001 bao gồm như:

– Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực hóa chất; công nghiệp; dệt may; phân bón; xây dựng…
– Doanh nghiệp có nhiều nguồn thải nguy hại;
– Doanh nghiệp tham gia đấu thầu; xuất nhập khẩu.
– Doanh nghiệp muốn chứng minh cam kết của mình về môi trường.

Trên đây là những ngành nghề bắt buộc Doanh nghiệp cần phải quan tâm tới chứng nhận ISO 14001.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299