Tính pháp lý của thử nghiệm trong quá trình hội nhập
Chat Zalo
Chat ngay

Tính pháp lý của thử nghiệm trong quá trình hội nhập

Tác giả: ISOCUS | 21-04-2017, 3:14 pm
Thử nghiệm là một trong ba nôi dung cấu thành hàng rào kỹ thuật trong hoạt động thương mại...

Thử nghiệm là một trong ba nôi dung cấu thành hàng rào kỹ thuật trong hoạt động thương mại liên quan đến những thỏa thuận của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Theo Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO-TBT) thì hàng rào kỹ thuật có ba yếu tố cấu thành: đó là các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn và các quy trình thử nghiệm và chứng nhận.
Xúc tiến xây dựng các Khu vực mậu dịch tự do (Free Tariff Area – FTA) chính là nhằm để hàng hóa được lưu thông dễ dàng trong FTA. Ví dụ, các nước trong Hiệp hội các Quốc gia ASEAN thành lập Khu mậu dịch tư do ASEAN, gọi tắt là AFTA, là để hàng hóa trong các nước ASEAN được lưu thông tự do theo nguyên tắc chỉ kiêm tra một lần, cấp chứng chỉ phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn, và chứng chỉ này được chấp nhận trong khu mậu dịch tự do của mình.

Chứng chỉ nói ở đây có thể là kết quả thử nghiệm đối với các lô hang được buôn bán, hoặc là các chứng chỉ hệ thống chất lượng của một tổ chức sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu nào đó. Sẽ không thể có FTA nếu hàng hóa cứ đến bien giới mỗi nước trong khu vực lại phải được lấy mẫu kiểm tra.
Tuy nhiên để áp dụng cơ chế này, các bên tham gia phải có những bước chuẩn bị công phu. Các bên ở đây có thể là các nước tham gia FTA sẽ ký với nhau những thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Mutural Recognition Agreements – MRAs) các kết quả thử nghiệm, sau khi các cơ quan chuyên môn của các bên đã đánh giá sự phù hợp của các tổ chức cấp chứng chỉ với các chuẩn mực được thỏa thuận.
Giữa các nươc trong Diện đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) cũng có các cơ chế tương tự. Nói rộng hơn, giữa các nước trong Liên minh Châu Âu (EU) hay các Khu vực mậu dịch của từng nước với nhau (Hàn Quốc – Nhật Bản; ASEAN –Trung Quốc…) để thực hiện cơ chế tương tự. Cơ chế này do chính các tổ chức nghiệp vụ của Khu vực hoặc Quốc tế xây dựng nên và khuyến khích các bên tham gia áp dụng.
Các phòng thử nghiệm áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO/IEC 17025 sẽ được cấp số VILAS để phân biệt. Đây là  một hệ thống công nhận tự nguyện không bắt buộc mà hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên sự công nhận này cũng có giá trị tại các nước có tham gia ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs) trong khuôn khổ Tổ chức Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á Thái Bình Dương (APLAC) và rộng hơn là Tổ chức quốc tế về Công nhận Phòng thí nghiệm (ILAC). Bộ xây dựng, Bộ Giao thông vận tải cũng có hệ thống phòng thí nghiệm trong lĩnh vực xây dựng áp dụng các chuẩn mực của Bộ.
Trong thương mại, có thể bên mua (là cơ quan quản lý hoặc doanh nghiệp của bên mua) yêu cầu các phòng thí nghiệm cung cấp các chứng chỉ chất lượng phải có hệ thống chất lượng theo chuẩn mực quốc tế ISO/IEC 17025, thì lúc đó việc công nhận mới trở thành bắt buộc. Nhân đây cũng cần nói thêm là có một số thông tin không chính xác nói rằng những phòng thí nghiệm được công nhận có hệ thống chất lượng VILAS là phòng thí nghiệm quốc gia. Chưa có quy định nào về phòng thí nghiệm quốc gia. Hiện nay chỉ có một số phòng thí nghiệm được nhà nước tập trung đầu tư để phục vụ cho một lĩnh vực nào đó, gọi là phòng thí nghiệm trọng điểm.
Ở nước ta, Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật là văn bản pháp quy cao nhất điều chỉnh các hoạt động về công nhận và thừa nhận lẫn nhau về các chứng chỉ chất lượng.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299