Phân loại các lĩnh vực trong hoạt động thử nghiệm tại Việt Nam
Chat Zalo
Chat ngay

Phân loại các lĩnh vực trong hoạt động thử nghiệm tại Việt Nam

Tác giả: ISOCUS | 21-04-2017, 3:14 pm
Theo các lĩnh vực hoạt động có thể có các lĩnh vực thử nghiệm sau: Cơ lý ( cơ...

Theo các lĩnh vực hoạt động có thể có các lĩnh vực thử nghiệm sau:

Cơ lý ( cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng, cao su, dệt may…)
Điện, điện tử
Hóa học
Sinh học ( thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm)
Thử nghiệm không phá hủy
Các phòng đo lường hiệu chuẩn/kiểm định
Các lĩnh vực khác

Nhóm A: Cơ lý
Thử nghiệm Cơ lý (bao gồm thử kéo, nén, va đập, độ cứng, xoắn, mặt gãy, mỏi,cắt dẻo, kim cương, thử nghiệm vô hiệu chuẩn các thiết bị cơ khí, thủy lực…) . Lĩnh vực thử nghiệm cơ tính là lĩnh vực thử nghiệm truyền thống, cơ bản, mà nền sản xuất công nghiệp nào cũng cần được trang bị. Trong thực tế, nhiều phòng thử nghiệm cơ tính cũng có những bộ phận khác như hóa hay kiểm tra không phá hủy (NDT) để thử nghiệm được các yêu cầu đối với sản phẩm.
Các ngành sản xuất công nghiệp này bao gồm:
Cơ khí chế tạo: Sản xuất tư liệu sản xuất ( chế biến nông, lâm, thủy sản, nhà máy xi măng, nhà máy đường, động lực, dụng cụ cầm tay, bồn, bình chứa chất lỏng, khí, gas, chi tiết lắp, siết, que hàn…), sản xuất phương tiện giao thông vận tải ( ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay); sản xuất hàng tiêu dùng (hàng điện dân dụng, sản phẩm thông tin, dụng cụ gia đình, học tập …)
Luyện kim: đen, màu (sản phẩm chính là thép tròn, thép tấm, tôn, lưới thép, dây và cáp điện các loại…)
Vật liệu xây dựng: xi măng, gạch ngói, thép, nhôm, gỗ, kính, thiết bị cấp thoát nước, trụ điện, các phụ kiện truyền tải điện….
Dệt may, cao su, chất dẻo, giấy: các sản phẩm đa dạng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Hiện tại, trong lĩnh vực cơ lý có nhiều phòng thử nghiệm ở các doanh nghiệp được trang bị một số thiết bị tối thiểu  phục vụ sản xuất hàng ngày, tuy nhiên cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn đề ra đối với quy trình công nghệ sản xuất và kiểm tra sản phẩm. Có một số cơ sở sản xuất lớn có thiết bị đồng bộ và cũng được đầu tư trong thời gian quan trong các ngành đóng và sửa chữa tàu thủy, sản xuất xe máy và phụ kiện, một số nhà máy cơ khí, luyện kim, nhà máy xi măng, nhà máy dệt, giấy, cao su công nghiệp, nhựa, do các Bộ, Ngành, trung ương quản lý.
Các phong thử nghiệm thuộc các Viện , Trường, Trung tâm cũng có nhiều thiết bị hiện đại.
Có thể nói, các thiết bị thử nghiệm cơ lý được trang bị bước đầu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên, do yêu cầu sản xuất ngày càng cao nên cần có những thiết bị chuyên dùng và rất đặc chủng như thiết bị kiểm tra các loại bánh răng ( hầu như chưa có cớ sở nào đo được các kích thước cơ bản của bánh răng, một chi tiết quan trọng đối với truyền động, mà nếu chế tạo không đúng kích thước sẽ làm giảm tuổi thọ của các sản phẩm một cách nhanh chóng, ví dụ như chất lượng và tuổi thọ của quạt điện các loại, của các loại động cơ, các loại máy có bộ phận truyền động bằng hộp số có sử dụng bánh răng…), kích thước hình học có độ chính xác cao ( để kiểm tra chất lượng các khuôn mẫu là một ví dụ). Nhiều lĩnh vực chưa có thiết bị kiểm tra như các chỉ tiêu liên quan đến độ đền như va đạp, độ cứng, xoắn, độ mỏi….
Nhóm B: Điện – Điện tử
Trong lĩnh vực điện, các phòng thử nghiệm tập trung đầu tư theo hai hướng chính: Thử an toàn điện ( cách điện, cao thế) và một số chỉ tiêu đặc trưng như tuổi thọ, độ tin cậy, thử công suất, điện trở và một số chỉ tiêu cơ lý ( dây, cáp điện). Nói chung, đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Riêng chỉ tiêu an toàn về môi trường ( tương thích từ trường EMC) hiện chỉ có một số đơn vị lớn như: Quatest 3, Viện Đo lường, Cục tần số vô tuyến điện… đầu tư xây dựng phòng thử nghiệm EMC.
Đối với lĩnh vực điện tử, phần lớn các PTN thuộc các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử dân dụng, phục vụ chủ yếu cho yêu cầu của doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực phát thanh truyền hình đã có PTN chuyên ngành do vô tuyến truyền hình quản lý.
Đối với các thiết bị tin học ( máy tính, phụ kiện) hầu như chưa có PTN nào đáng kể.
Trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông chỉ có vài PTN trong các doanh nghiệp , chủ yêu trong lĩnh vực điện tử cũng thiếu các PTN về tương thích EMC.
Nhóm C: Hóa học
Thử nghiệm hóa học (bao gồm hóa chuẩn độ, phép thử kết hợp lý tính, độ nhớt, khối lượng riêng, độ hạt, dung tích, định phân, ăn mòn, điện hóa).
Quang phổ (bao gồm quang phổ hấp thụ nguyên tử, phát xạ, huỳnh quang, hồng ngoại, hồng ngoại chuyển đổi Fourier, tử ngoại, khả kiến, nhiễu xạ tia X, cộng hưởng từ hạt nhân, Raman, ICP, khối phổ), Sắc ký ( bao gồm sắc ký khí, lỏng, trao đổi ion, giấy, cột, bản mỏng, gelpemleation, sắc ký khí/khối phổ, sắc ký lỏng/ khối phổ).
Phân tích bề mặt/hiển vi ( bao gồm kỹ thuật Auger, phát tán ion, hiển vi điện tử truyền, hiển vi điện tử quét).
Các phòng thí nghiệm hóa học trên địa bàn cả nước đầu tư khá nhiều. Hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng, Viện, Trung tâm do Trung ương quản lý có nhiều phòng thử nghiệm được đầu tư về thiết bị và cán bộ tương đối đồng bộ. Một số địa phương như Thành phố HCM đã và đang xây dựng phát triển phần thử nghiệm trọng điểm  tại Trung tâm Dịch vụ Phân tích và Thí nghiệm, Trung tâm Phát triển và Đào tạo Sắc ký cũng là địa chỉ mới, đang được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Nhóm D: Sinh học 
Bao gồm hóa sinh, độc chất, dược chất, vi khuẩn học).
Là một trong bốn lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm của Nhà nước ( công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, côn nghệ vật liệu mới), nhiều đơn vị đã và đang đầu tư vào công nghệ sinh học (chủ yếu từ các đơn vị Trung ương) như Viện KHCN Quốc gia, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Bách Khoa, Viện Sinh học nhiệt đới… đã và đang dầu tư xây dựng cơ bản trang thiết bị và đang triển khai đầu tư trong chương trình PTN trọng điểm Quốc gia. Trong vài năm sắp tới sẽ có khoảng ngàn tỷ đồng đầu tư cho các PTN sinh học.
Nhóm E: Thử nghiệm không phá hủy
Bao gồm chụp phóng xạ tia X, neutron, siêu âm, thẩm thấu, bột từ, dòng điện xoáy, bức xạ âm, thử rò rỉ). Đây là lĩnh vực thử nghiệm quan trngj, không thể thiếu trong công nghiệp, xây dựng và y tế, hàng không, đóng tauf, ô tô, xe máy, các cơ sở sản xuất thiết bị chịu áp lực như nồi hơi, bể chứa, bình chứa chất lỏng hoặc khí, gas có áp lực, các công trình và cấu kiện, đường ống trong xây dựng… đều dùng phương pháp NDT.
Các PTN có tương đối đồng bộ các thiêt bị NDT bao gồm các PTN của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Kỹ thuật An toàn – Bộ LĐTBXH, Bộ Công thương), viện Kỹ thuật Hạt nhâ, các Công ty ngành đóng tàu và Hàng không Việt Nam….
Nhóm F: Đo lường – Hiệu chuẩn
Đo lường gồm: khối lượng, độ dài, thời gian và các đại lượng dẫn xuất trung gian như góc, dung tích, áp suất, hiệu chuẩn….
Viện Đo lường Việt Nam và Quatest 1, Quatest 2, Quatest 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đơn vị được trang bị hoàn chỉnh nhất các thiết bị đo lường. Ngoài ra ở một số tổ chức đo lường khác cũng có những thiết bị chuyên dùng như Tổ chức đo lường Bộ Quốc phòng, Bộ KHCN (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam).
Ngoài ra còn có các Trung tâm thí nghiệm điện của Tổng công ty Điện lực các tỉnh, thành phố có các thiết bị đo đếm điện năng.
Nhóm G: các lĩnh vực khác
Bức xạ ion (hoạt động bức xạ, hóa bức xạ).
Thử nghiệm địa chất (bao gồm phép thử đất, đá, địa vật ly, địa chấn đồ).
Thử nghiệm địa chất là lĩnh vự đặc thù, chuyên dụng được tiến hành tại một cơ quan như PTN của Liên đoàn địa chất, PTN của các đơn vị khảo sát trên nền móng, thăm dò, điều tra cơ bản, quy hoạch.
Tại PTN của Liên đoàn địa chất, nhiều thiết bị hiện đại được trang bị, các PTN khác thường có các thiết bị tối thiểu phục vụ cho tác nghiệp của các đơn vị như thiết bị lấy mẫu đất, phân tích, đo cường độ lực đất.
Kỹ thuật quang học (bao gồm diện mạo, màu, phản chiếu, bóng, truyền qua, chói).
Phân tích, đánh giá, cảm quan (phép thử tâm lý bao gồm mùi, vị, chất lượng bề mặt).
Phân tích nhiệt (bao gồm phân tích nhiệt vi sai, phân tích nhiệt lượng vi sai, đo nhiệt lượng).
Âm thanh/ dao động (bao gồm tiếng ồn, chống va đập).
Thử nghiệm cháy/nhiệt ( bao gồm nhiệt, nhiệt độ, dẫn nhiệt, cháy, bắt cháy, khói/độc).



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299