Quy trình chứng nhận ISO 14001
Chat Zalo
Chat ngay

Quy trình chứng nhận ISO 14001

Tác giả: ISOCUS | 20-06-2019, 3:03 pm
Mỗi chứng nhận iso 14001 đều có hiệu lực trong vòng 3 năm, trong thời hạn 3 năm của hiệu lực có 2 lần đánh giá giám sát, hết thời hạn hiệu lực của chứng nhận, đơn vị phải thực hiện chứng nhận lại

 

Khi doanh nghiệp tìm hiểu đến  quy trình chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, tức là Quý Doanh nghiệp đã tìm hiểu ISO 14001 là gì? đối tượng nào áp dụng đượng ISO 14001? Nên ISOCUS xin phép bỏ qua bước giới thiệu về tiêu chuẩn này và đi thẳng vào vấn đề, hướng dẫn Quý Doanh nghiệp quy trình chứng nhận ISO 14001

 Quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn

Tại đây >>>

 

 

 

Quy trình chứng nhận iso 14001:

 

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Tổ chức có nhu cầu xin đăng ký chứng nhận, liên hệ với các Tổ chức chứng nhận để lấy form đăng ký chứng nhận, ghi nhận đầy đủ các thông tin.

 

Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá

      Tổ chức chứng nhận sau khi nhận được đăng ký chứng nhận của bên đăng ký chứng nhận sẽ tiến hành hoạt động xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá, các hoạt động này gồm có:

  • Xác nhận phạm vi chứng nhận
  • Tính số ngày công đánh giá giai đoạn 1 và giai đoạn 2
  • Báo giá chứng nhận
  • Xác nhận hợp đồng và lập kế hoạch đánh giá

 

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1

Tổ chức chứng nhận và bên đăng ký chứng nhận thỏa thuận về ngày đánh giá giai đoạn 1 để khẳng định mức độ sẵn sàng của hệ thống quản lý chất lượng cho đợt đánh giá chính thức hay còn gọi là đánh giá giai đoạn 2. Thông thường, các hoạt động đánh giá giai đoạn 1 được thực hiện tại văn phòng của Tổ chức chứng nhận thông qua hệ thống tài liệu mà bên đăng ký chứng nhận gửi cho Tổ chức chứng nhận.

 

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2

            Đánh giá giai đoạn 2 được tổ chức chứng nhận thực hiện tại bên đăng ký chứng nhận. Số lượng ngày công đánh giá phụ thuộc vào quy mô của tổ chức, mức độ phức tạp của hệ thống quản lý,....Sau cuộc đánh giá, đoàn đánh giá sẽ đưa ra các phát hiện đánh giá, các phát hiện này bao gồm:

  • Điểm không phù hợp loại 1
  • Điểm không phù hợp loại 2
  • Các điểm lưu ý, khuyến nghị cải tiến

Đối với các điểm không phù hợp loại 1 và loại 2 bắt buộc các tổ chức đăng ký chứng nhận phải khắc phục và gửi bằng chứng khắc phục cho Tổ chức được chứng nhận.

 

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ chứng nhận

            Kết thúc quá trình đánh giá giai đoạn 2, theo phạm vi chứng nhận được thống nhất lại giữa Đoàn đánh giá và bên được đánh giá, hồ sơ đánh giá được gửi về Tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ phải cử cán bộ thẩm xét hồ sơ đánh giá theo quy định. Nếu đầy đủ, thì sẽ kiến nghị cấp giấy chứng nhận. Trường hợp, còn chưa thống nhất, chưa đầy đủ có thể liên hệ với khách hàng để bổ sung hồ sơ.

 

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm, trên giấy chứng nhận phải bao gồm:

  • Tên tổ chức được chứng nhận
  • Địa chỉ của bên được chứng nhận
  • Chuẩn mực chứng nhận: ISO 14001:2015
  • Phạm vi chứng nhận: ví dụ sản xuất và cung ứng....
  • Thời gian hiệu lực
  • .....

 

Bước 7: Thực hiện giám sát định kỳ hoặc đột xuất

Theo quy định, trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ giám sát định kỳ theo như hợp đồng đã ký kết giữa tổ chức chứng nhận và bên được chứng nhận.

  • Có thể định kỳ 12 tháng/lần
  • Đột xuất khi có khiếu nại hoặc phát hiện việc sử dụng sai mục đích giấy chứng nhận

 

Bước 8: Chứng nhận lại

     Tổ chức có nhu cầu chứng nhận lại thì liên hệ với Tổ chức chứng nhận trước khi hết hiệu lực giấy chứng nhận 2 tháng để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục như bước 1

 

 

Thời gian thực hiện

 

  • Tư vấn và áp dụng ISO 14001: từ 60 – 90 ngày
  • Chứng nhận ISO 14001: từ 15 – 30 ngày

Mỗi chứng nhận iso 14001 đều có hiệu lực trong vòng 3 năm, trong thời hạn 3 năm của hiệu lực có 2 lần đánh giá giám sát, hết thời hạn hiệu lực của chứng nhận, đơn vị phải thực hiện chứng nhận lại

 

 

 

Mục tiêu chính của iso 14001 :

 

-  Sự cam kết trách nhiệm của bộ phận lãnh đạo đối với yêu cầu bảo vệ môi trường

- Sự gắn kết môi trường với đường lối chiến lược kinh doanh;

- Tập trung vào các sáng kiến chủ động trong việc bảo vệ môi trường

- Giao tiếp hiệu quả thông qua các chiến lược truyền thông;

- Suy nghĩ trên cơ sở vòng đời của sản phẩm, dịch vụ; cân nhắc từng giai đoạn, quá trình từ lúc xây dựng, phát triển cho đến khi kết thúc hướng tới xây dựng và xác định tác động môi trường của sản phẩm

 

Để có thể đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn iso 14001 đơn vị cần phụ thuộc vào các yếu tố:

 

- Quy mô của tổ chức

- Vị trí của tổ chức

- Phạm vị áp dụng của tổ chức

- Chính sách môi trường của tổ chức

- Loại hình hoạt động của sản phẩm/ dịch vụ của tố chức

- Các khía cạnh và tác động môi trường của tổ chức

- Các yêu cầu của pháp luật mà tổ chức cam kết tuân thủ

 

Qúy doanh nghiệp/tổ chức chưa biết cánh xây dựng bộ tài liệu chuẩn ISO, muốn áp dụng chuẩn ISO  để nhận giấy chứng nhận của đơn vị chứng nhận. vui lòng liên hệ ISOCUS để được hỗ trợ.

ISOCUS sẽ hướng dẫn quý doanh nghiệp/tổ chức các bước xây dựng tài liệu chuẩn ISO, kết nối doanh nghiệp với tổ chức cấp giấy chứng nhận giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí tối ưu nhất 

Liên hệ Hotline: 0978 679 199 - 0988 702 118 hoặc  Email:contacts@isocus.vn để được hỗ trợ nhanh nhất

 



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299