Phong trào năng suất Malaysia
Chat Zalo
Chat ngay

Phong trào năng suất Malaysia

Tác giả: ISOCUS | 15-04-2017, 11:52 am
Tiền thân của Cơ quan Năng suất quốc gia Malaysia (Malaysia Productivity Corporation – MPC) là Trung tâm năng...

Tiền thân của Cơ quan Năng suất quốc gia Malaysia (Malaysia Productivity Corporation – MPC) là Trung tâm năng suất quốc gia được thành lập năm 1962, là một chương trình liên doanh giữa Quỹ hỗ trợ Liên hiệp quốc và Chính phủ Malaysia, với mục đích ban đầu là nâng cao tiêu chuẩn cho các lĩnh vực phát triển công nghiệp của đất nước.

Trong dự án này, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) được bổ nhiệm là cơ quan điều hành xây dựng và phát triển trung tâm này. Trung tâm nằm dưới sự quản lý và được sự hỗ trợ tài chính của Bộ Thương Mại và Công nghiệp Malaysia.
Năm 1966, Tổ chức năng suất quốc gia được phê chuẩn thành một trung tâm hoạt động tự chủ. Năm 1975, Trung tâm được mở rộng các hoạt động của mình và đến năm 1991, trung tâm được đổi tên thành Cơ quan Năng suất Quốc gia (National Productivity Corporation – NPC). Đến năm 2008, Cơ quan Năng suất Quốc gia (NPC) chính thức được biết đến dưới tên Cơ quan Năng suất Malaysia (Malaysia Productivity Corporation – MPC).
Các chức năng chính của MPC như sau:
– Đứng đầu trong hoạt động quảng bá năng suất;
– Thiết lập trung tâm thông tin về năng suất, gồm các chỉ tiêu năng suất quốc gia, các hệ thống quản lý và các nghiên cứu điển hình;
– Hình thành mạng lưới chuyên gia trong nước trong lĩnh vực năng suất, chất lượng, quản lý và điều hành doanh nghiệp;
– Đẩy mạnh sự phát triển nguồn nhân lực ở cả cấp độ quản lý và giám sát;
– Tư vấn và điều phối thực hiện các chương trình và các hoạt động liên quan đến năng suất, chất lượng;
– Đánh giá và chứng nhận các chương trình đào tạo quản lý và giám sát, các chương trình chủ doanh nghiệp và các chương trình quản lý năng suất – chất lượng do các tổ chức đào tạo tư nhân thực hiện;
– Tiến hành đào tạo hoặc các chương trình khác liên quan tới năng suất, chất lượng, quản lý và điều hành doanh nghiệp;
– Cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan tới năng suất, chất lượng, quản lý và điều hành;
– Thu thập, xử lý và công bố các thông tin về năng suất, chất lượng, quản lý và điều hành và các nội dung liên quan khác;
– Thực hiện các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của Bộ trưởng giao;
– Báo cáo hàng năm tới Bộ trưởng về các tiến trình và các vấn đề năng suất cũng như các đề xuất giải quyết các vấn đề và cải tiến năng suất.
Các chiến lược phát triển của MPC:
– Nghiên cứu chiến lược phát triển năng suất chất lượng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh;
– Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức;
– Xúc tiến phát triển các tổ chức hoàn hảo và phương pháp thực hành tốt nhất năng suất và khả năng cạnh tranh;
– Cung cấp các thông tin và dữ liệu toàn diện về năng suất;
– Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các ngành công nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng;
– Thiết lập mạng lưới liên kết với các tổ chức năng suất và chất lượng trong nước và quốc tế;
Các chương trình năng suất quốc gia Malaysia
Phong trào năng suất chất lượng Malaysia được bắt đầu từ năm 1981 khi chính phủ đưa ra chính sách “Nhìn về Châu Á”. Thông qua chính sách này, Malaysia có cơ hội so sánh mình với các phương pháp làm việc và quản lý của các quốc gia phát triển ở Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn quốc và Đài loan, học hỏi và điều chỉnh các phương pháp cho phù hợp với môi trường kinh tế xã hội Malaysia, từ đó tập trung vào ứng dụng và thực hành văn hóa làm việc năng suất và các hệ thống quản lý chất lượng vào cả các thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân.
Năm 1983, một chiến dịch 5 năm về năng suất trên toàn quốc được phát động nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về năng suất, văn hóa làm việc năng suất và chất lượng trong đời sống hàng ngày của người dân Malaysia.
Trung tâm Năng suất quốc gia (hiện nay là Cơ quan Năng suất Malaysia – Malaysia Productivity Corporation – MPC) được giao trách nhiệm điều phối và tổ chức chiến dịch này. Đây cũng là thời điểm Malaysia, thông qua MPC, trở thành thành viên của Tổ chức năng suất Châu Á.
Sau đó, phong trào năng suất và bản thân Cơ quan Năng suất Quốc gia cũng dần có những thay đổi lớn. Với kế hoạch 7 năm (1996-2000), năng suất được được coi là trung tâm trong các chiến lược hoạch định phát triển quốc gia, chuyển từ chiến lược định hướng đầu tư (hay hướng vào đầu vào) thành chiến lược định hướng năng suất thông qua đẩy mạnh Năng suất các Nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity), trong đó nhấn mạnh vào các yếu tố: nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực và vốn, nâng cao kỹ năng lao động, đầu tư vốn theo chiều sâu và cải tiến hoạt động quản lý, điều hành.
Chiến lược này được nhấn mạnh thêm trong giai đoạn chiến lược tiếp theo – Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giai đoạn 2 (1996- 2005). Sự tăng trưởng Năng suất các yếu tố tổng hợp được khẳng định sẽ tạo ra một nền kinh tế năng suất cao, tạo ra nhiều đầu ra hơn, với tốc độ tăng trưởng mạnh hơn từ việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có.
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay của Malaysia, các chiến lược thúc đẩy năng suất vẫn được coi là các chiến lược quan trọng nhằm phục hồi và đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Các nỗ lực cải tiến tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng hiệu quả sử dụng đầu vào, áp dụng các hệ thống tăng cường đổi mới để đạt được đầu ra cao hơn từ đầu vào được sử dụng.
Với vai trò là hạt nhân của phong trào năng suất quốc gia, được sự hỗ trợ cao của Chính phủ Malaysia, Cơ quan Năng suất Malaysia đã hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, góp phần thực hiện các chương trình năng suất và phát triển phong trào năng suất quốc gia Malaysia, giúp nền kinh tế quốc gia Malaysia có những bước phát triển vượt bậc.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299