Năng suất doanh nghiệp
Chat Zalo
Chat ngay

Năng suất doanh nghiệp

Tác giả: ISOCUS | 15-04-2017, 11:52 am
Có nhiều lý do để một doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống đo lường năng...

Có nhiều lý do để một doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống đo lường năng suất. Mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào là làm sao phải tăng năng suất hoạt động.

Nhiều quan niệm cho rằng chỉ cần biết các chỉ số về khả năng sinh lời là đủ để đánh giá một tổ chức. Đương nhiên, các chỉ số về khả năng sinh lời là rất quan trọng nhưng các chỉ số này sẽ có ý nghĩa hơn nếu chúng được gắn với chỉ số năng suất vì lợi nhuận gắn chặt với các nỗ lực cải tiến năng suất. Việc đo lường năng suất cũng sẽ cho phép xác định xem các mục tiêu chiến lược của tổ chức đạt được hay không; cho phép tất cả mọi người nhận thức được vai trò của năng suất trong hoạt động của họ.

Hơn nữa, các chỉ số được đo lường trong một chu kỳ thời gian nhất định sẽ nói lên điểm yếu của tổ chức cần phải chú ý hơn và đặt nhiều ưu tiên hơn cho các nỗ lực cải tiến. Nhiều tổ chức ngày nay, đặc biệt các tổ chức trong lĩnh vực phần mềm, tư vấn hay dược phẩm – những ngành có hàm lượng tri thức cao – xem nhẹ việc đo lường năng suất. Sở dĩ như vậy vì các doanh nghiệp này là siêu lợi nhuận nên họ đã bỏ qua việc đo lường năng suất và không biết rằng họ đã lãng phí rất nhiều nguồn lực, cả con người và tài chính. Chính vì vậy mà nhiều tổ chức tuy doanh thu tăng trưởng cao nhưng năng suất lại giảm tính theo một số yếu tố.
Về thực chất, quản lý năng suất chính là quản lý sự tăng trưởng của giá trị gia tăng dựa vào hệ thống các chỉ tiêu đặc trưng và phân tích sự tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tới nó. Năng suất là tỷ lệ giữa đầu ra và đầu vào, tức là năng suất đo lường lượng hàng hoá/dịch vụ tạo ra bởi lượng đầu vào xác định. Như vậy, để có thể xác định được chỉ số này, ta cần phải xác định hai yếu tố – đầu ra và đầu vào.
Đầu ra có thể là hàng hoá (sản phẩm hữu hình như một chiết ti-vi, một chiếc quạt v.v.) hoặc dịch vụ (chẳng hạn số khách hàng phục vụ trong cửa hàng, nhà hàng v.v.). Tuy nhiên, đầu ra có thể ở nhiều dạng khác nhau. Vì vậy, để có thể đồng nhất trong cách tính, cần quy về giá trị tiền tệ. Mặc dù giá trị tiền tệ có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động giá cả nhưng hoàn toàn có thể loại bỏ các ảnh hưởng chúng thông qua việc sử dụng chỉ số giá cả.
Đầu vào thông thường được xem xét với hai yếu tố chủ yếu: lao động và vốn. Đối với lao động, có hai cách tính, theo số nhân viên làm việc trong tổ chức và số giờ làm việc. Cách tính thứ hai có tính thực tiễn hơn vì nó thể hiện rõ lượng đầu vào cần thiết. Mặt khác nếu tính theo số lao động sẽ rất dễ gây nhầm lẫn trong cách hiểu rằng đầu ra sẽ tăng lên khi thời gian làm việc dài hơn.
Yếu tố vốn có thể được xem là các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng hay công trình. Lưu kho đôi khi cũng có thể được coi là yếu tố vốn vì nó được xem như một yếu tố tăng đầu ra. Vốn có thể được thể hiện dưới hai hình thức: vốn vật chất (như các yếu tố kể trên) và vốn tài chính (chẳng hạn cổ phiếu hay trái phiếu…). Trong đo lường năng suất, người ta chỉ dùng các chỉ số vốn vật chất và thông dụng nhất là yếu tố tài sản cố định. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một cách tiếp cận thống nhất nào về việc sử dụng yếu tố này hay nói chính xác hơn là phương pháp xác định giá trị yếu tố vốn vật chất chưa đi đến thống nhất. Câu hỏi đặt ra là nó được tính theo giá trị gộp (trước khấu hao) hay thuần (sau khấu hao)
Tuỳ theo vào loại đầu vào nào được sử dụng mà ta có các chỉ số năng suất tương ứng. Nếu đầu ra chỉ phụ thuộc vào một yếu tố đầu vào duy nhất, chúng ta sẽ có chỉ số năng suất đơn. Trong trường hợp cả hai yếu tố vốn và lao động đều được tính đến, chỉ số năng suất tổng hợp sẽ được sử dụng.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299