Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000
Chat Zalo
Chat ngay

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000

Tác giả: ISOCUS | 16-01-2019, 10:41 am
ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn về quản lý môi trường phổ biến nhất trên thế giới. Trên cơ sở soát xét lại nhằm đảo bảo tính phù hợp với yêu cầu trong tương lai, phiên bản ISO 14001:2015 đã đạt sự đồng thuận quốc tế trong việc đưa ra các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường.
1. ISO 14001 LÀ GÌ ?

ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan đến các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…

 

2. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Bộ ISO 14000

 

3. Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận… có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổ chức kinh doanh cũng như phi lợi nhuận.

4. Lợi ích của ISO 14001:2015

a. Về quản lý

  • Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện;
  • Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường;
  • Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.
  • Ngăn ngừa ô nhiễm: ISO 14001: 2015 hướng đến sự phát triển bền vững thông qua việc giảm thiểu chất thải, sử dụng tiết kiệm năng lượng và sử dụng vật liệu mới thân thiện với môi trường. Việc giảm chất thải tức là sẽ giảm lượng nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn. Không chỉ như vậy, nhiều trường hợp nồng độ ô nhiễm của nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn được giảm về căn bản. Nồng độ và lượng chất thải thấp thì chi phí xử lý sẽ thấp. Nhờ đó, giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm.

b. Về tạo dựng thương hiệu 

  • Nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng.
  • Giành được ưu thế trong cạnh tranh: Ngày càng nhiều Doanh Nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường vào Doanh Nghiệp của mình.
  • Chứng minh sự tuân thủ luật pháp: việc xử lý hiệu quả sẽ giúp đạt được những tiêu chuẩn do luật pháp qui định và vì vậy, tăng cường uy tín của doanh nghiệp.
  • Xây dựng niềm tin cho các bên liên quan: Hệ thống QLMT nhằm vào việc thỏa mãn nguyện vọng của nhiều bên liên quan như nhân viên, cơ quan hữu quan, công chúng, khách hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, cổ đông,... những người có ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của tổ chức và niềm tin của họ trong công ty có giá trị to lớn.
  • Hướng tới hội nhập kinh tế Quốc tế: Điều này rất hữu ích đối với các tổ chức hướng đến thị trường nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc xin chứng chỉ ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể được sử dụng như là công cụ hàng rào phi thuế quan của bất kỳ nước nào nhập khẩu hàng hoá từ các nước khác.

c. Về tài chính

Áp dụng hệ thống Quản lý Môi Trường sẽ giúp tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào như nước, năng lượng và nguyên vật liệu đầu vào cũng như hóa chất. Sự tiết kiệm này sẽ trở nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời buổi nguyên vật liệu là nguồn khan hiếm ( điện, than, dầu).

5. Quy trình chứng nhận ISO 14001

- Tương tự như chứng nhận ISO 9001, quy trình chứng nhận iso 14001 cũng được thực hiện tương tự, gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án
  • Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường
  • Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường
  • Bước 4: Ðánh giá nội bộ và xem xét
  • Bước 5: Ðánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống
  • Bước 6: Duy trì chứng chỉ

- Thời gian thực hiện

  • Tư vấn và áp dụng ISO 14001: từ 60 – 90 ngày
  • Chứng nhận ISO 14001: từ 15 – 30 ngày

Mỗi chứng nhận ISO 14001 đều có hiệu lực trong vòng 3 năm, trong thời hạn 3 năm của hiệu lực có 2 lần đánh giá giám sát, hết thời hạn hiệu lực của chứng nhận, đơn vị phải thực hiện chứng nhận lại.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299