Việc công bố chất lượng sản phẩm, nhiều nhà sản xuất kinh doanh chưa nắm được các khái niệm công bố tiêu chuẩn chất lượng, công bố tiêu chuẩn sản phẩm, công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Vậy nghĩa chính xác của các khái niệm này là như thế nào và giữa chúng có gì khác nhau , Luật Toàn Long sẽ làm rõ qua bài viết dưới đây.
CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ:
-Công bố tiêu chuẩn chất lượng còn gọi là công bố tiêu chuẩn sản phẩm, hay gọi tắt là công bố sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm làm nên thương hiệu của nhà sản xuất, tạo niềm tin đối với khách hàng. Công bố tiêu chuẩn chất lượng cũng là yêu cầu bắt buộc trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
- Cơ sở pháp lý của công bố tiêu chuẩn chất lượng / Công bố sản phẩm theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 của Quốc hội ban hành Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng / công bố sản phẩm có thể nói là tên gọi chung của Công bố hợp quy và Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Tham khảo tại Thông Tư số 19/2012/TTBYT: Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm)
THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY:
Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
* Hồ sơ công bố:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
1- Bản công bố hợp quy được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP;
2- Bản thông tin chi tiết sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP (có đóng dấu giáp lai của bên thứ ba);
3- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận;
4- Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu được quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP (bản xác nhận của bên thứ nhất);
5- Kế hoạch giám sát định kỳ (bản xác nhận của bên thứ nhất);
6- Báo cáo đánh giá hợp quy (bản xác nhận của bên thứ nhất);
7- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
HỒ SƠ CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM:
Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được công bố với quy định an toàn thực phẩm.
* Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
1- Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP;
2- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân);
3- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
4- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận;
Đối với thực phẩm chức năng: Kết quả thử nghiệm phải chứng minh được hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
5- Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
6- Nhãn hiệu hàng hóa lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
7- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
8- Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
9- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
10- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
11- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM CÔNG BỐ:
- Sản phẩm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, được sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm kinh doanh, tiêu thụ tại Việt Nam.
- Sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm (dụng cụ chứa đựng và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm này).
QUY TRÌNH TIẾN HÀNH THỦ TỤC CÔNG BỐ
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố tại Việt Nam. Đặc biệt là các thủ tục liên quan đến hải quan và lưu thông hàng trên thị trường.
- Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp: CA (Certificate of analysis), CO (Certificate of origin) Hoặc sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.
- Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tài liệu đó.
- Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác và/hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm và gửi mẫu và nhận kết quả xét nghiệm
- Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ công bố để tiến hành đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí công bố tại Chi cục VSATTP và Cục An Toàn Thực Phẩm trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam;
- Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, ra giấy phép
- Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.