Kể từ ngày 01/01/ 2020, mọi cá nhân/ tổ chức liên quan tới hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn phục vụ việc nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam cần phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Vậy công bố hợp quy thức ăn thủy sản là thế nào? Tại sao doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động này? Hãy cùng ISOCUS tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Kể từ ngày 01/01/ 2020, mọi cá nhân/ tổ chức liên quan tới hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn phục vụ việc nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam cần phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Vậy tại sao cần phải công bố hợp quy thức ăn thủy sản. Hãy cùng ISOCUS tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Tại sao phải công bố hợp quy thức ăn thủy sản?
Công bố hợp quy thức ăn thủy sản là hoạt động mà một cá nhân hoặc một tổ chức tự công bố sản phẩm thức ăn thủy sản của mình phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Các quy chuẩn được sử dụng làm căn cứ để chứng nhận và công bố hợp quy thức ăn thủy sản bao gồm:
- QCVN 02-31-1/2019/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn hỗn hợp.
- QCVN 02-31-2: 2019/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn bổ sung.
- QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn tươi, sống.
- QCVN 02-32-1: 2019/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
Việc công bố hợp quy thức ăn thủy sản là một thủ tục bắt buộc cần phải thực hiện khi doanh nghiệp muốn lưu thông sản phẩm này trên thị trường một cách hợp pháp.
Tại sao phải công bố hợp quy thức ăn thủy sản?
Cụ thể, Ngày 07/08/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức ban hành Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn Thủy sản.
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2020, tất cả các tổ chức/ cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam cần thực hiện chứng nhận và công bố sản phẩm hợp quy thức ăn thủy sản tại thời điểm thông tư bắt đầu có hiệu lực.
Mục đích chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản?
VIệc chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản là cơ sở để doanh nghiệp có thể công bố hợp quy thức ăn thủy sản. Không dừng lại ở đó, việc chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản còn có ý nghĩa to lớn trong việc:
Mục đích của việc công bố hợp quy thức ăn thủy sản là gì?
- Đảm bảo chất lượng và an toàn cho thủy sản từ quá trình nuôi trồng tới khi tiêu thụ.
- Là bằng chứng chứng minh sản phẩm thức ăn thủy sản của doanh nghiệp có chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Đảm bảo doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và duy trì ổn định chất lượng sản phẩm cũng như cải tiến năng suất.
- Giảm chi phí hoạt động do hạn chế được các sai sót trong quá trình sản xuất cũng như biết cách phân bổ nguồn lực sao cho hợp lý.
- Nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng/ đối tác.
- Tăng sức mua của sản phẩm, là lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
- Là công cụ marketing hữu hiệu cho nhà sản xuất/ kinh doanh hoặc nhập khẩu thức ăn thủy sản.
- Là cơ hội giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật để đưa sản phẩm vào thị trường mới và được khách hàng dễ dàng chấp nhận hơn.
- Là cách thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng về sản phẩm, hàng hóa thức ăn thủy sản của mình.
- Thể hiện sự tuân thủ và chấp hành theo các quy định pháp luật trong lĩnh vực cung cấp thức ăn thủy sản.
Quy trình công bố hợp quy thức ăn thủy sản
Để công bố hợp quy thức ăn thủy sản, doanh nghiệp cần thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Đánh giá hợp quy thức ăn thủy sản theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Việc đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba). Hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài, tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật. Hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Cần thực hiện chứng nhận hợp quy trước khi công bố hợp quy thức ăn thủy sản
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy thức ăn thủy sản tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký bản công bố hợp quy cho cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
Cụ thể, hồ sơ đăng ký công bố hợp quy thức ăn thủy sản bao gồm những thành phần như sau:
Trường hợp 1: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy (bên thứ 3)
- Bản công bố hợp quy;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm thức ăn thủy sản với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh về thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản có công chứng.
Trường hợp 2: Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức/cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất)
- Bản công bố hợp quy;
- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), hồ sơ công bố hợp quy phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp về tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
- Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;
- Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan;
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản có công chứng.
Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về công bố hợp quy thức ăn thủy sản. Hy vọng bài viết đã đem tới những kiến thức hữu ích giúp doanh nghiệp đưa ra được những hướng đi phù hợp.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, doanh nghiệp có thể liên hệ với ISOCUS qua hotline 0937619299 (hoàn toàn miễn phí) để sớm nhận được phản hồi và có những tư vấn chi tiết, phù hợp nhất.