Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may theo QCVN 01:2017/BCT
Chat Zalo
Chat ngay

Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may theo QCVN 01:2017/BCT

Tác giả: ISOCUS | 21-07-2020, 11:02 am
Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may theo QCVN 01:2017/BCT là một thủ tục bắt buộc theo quy định của Thông tư 21/2017/TT-BCT được ban hành ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp dệt may băn khoăn không biết sản phẩm của mình có cần phải chứng nhận hợp quy hay không? Quy trình thực hiện ra sao? Tất cả sẽ được ISOCUS giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may theo QCVN 01:2017/BCT là một thủ tục bắt buộc theo quy định của Thông tư 21/2017/TT-BCT được ban hành ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp dệt may băn khoăn không biết sản phẩm của mình có cần phải chứng nhận hợp quy hay không? Quy trình thực hiện ra sao? Tất cả sẽ được ISOCUS giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Chứng nhận hợp quy dệt may là gì?

Chứng nhận hợp quy dệt may là hoạt động đánh giá, xác nhận mức độ phù hợp của sản phẩm dệt may so với các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng được quy định trong QCVN 01:2017/BCT.

hứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may theo QCVN 01:2017/BCT

Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may theo QCVN 01:2017/BCT là gì?

Theo đó, QCVN 01:2017/BCT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. Quy chuẩn này được Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT ngày 23 tháng 10 năm 2017.

Danh mục các sản phẩm hàng dệt may phải chứng nhận hợp quy

Danh mục các sản phẩm dệt may cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy được quy định cụ thể ở phụ lục I kèm theo trong QCVN 01:2017/BCT. Về cơ bản, Các sản phẩm dệt may cần thực hiện chứng nhận hợp quy có thể chia làm 3 nhóm chính bao gồm:

Danh mục các sản phẩm hàng dệt may phải chứng nhận hợp quy

Danh mục các sản phẩm hàng dệt may phải chứng nhận hợp quy

Nhóm 1: Sản phẩm dệt may dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền;

Nhóm 2: Sản phẩm dệt may có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da;

Nhóm 3: Sản phẩm dệt may có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da

Những quy định kỹ thuật khi chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may

QCVN 01:2017/BCT quy định doanh nghiệp để đạt được chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may thì sản phẩm đó của doanh nghiệp cần phải đáp ứng được 2 chỉ tiêu kỹ thuật là: Mức giới hạn về hàm lượng formaldehyt Mức giới hạn về hàm lượng các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo. Cụ thể:

➣ Mức giới hạn về hàm lượng formaldehyt

Các sản phẩm dệt may không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá các giá trị quy định tại bảng dưới đây: 

TT

Nhóm sản phẩm dệt may

Mức giới hạn tối đa (mg/kg)

1

Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi

30

2

Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da

75

3

Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da

300

➣ Mức giới hạn về hàm lượng các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo

Hàm lượng mỗi amin thơm không được vượt quá 30 mg/kg. Cụ thể danh mục các amin thơm sử dụng trong sản phẩm dệt may được quy định tại Phụ lục II của QCVN 01:2017/BCT.

Quy trình thực hiện chứng nhận hợp quy hàng dệt may

Để đạt được chứng nhận hợp quy hàng dệt may, doanh nghiệp cần phải thực hiện theo các bước sau:

Quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may

Quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may gồm những bước gì?

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may

Bước 2: Tiến hành đánh giá và lấy mẫu thử nghiệm theo phương thức 5 (đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.) hoặc theo phương thức 7(Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.).

Bước 3: Đánh giá kết quả thử nghiệm.

Bước 4: Căn cứ vào kết quả đánh giá và thử nghiệm, nếu sản phẩm dệt may đáp ứng được các chỉ tiêu quy định tại QCVN 01:2017/BCT thì sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy cùng con dấu.

Bước 5: Sau khi đạt được chứng nhận hợp quy hàng dệt may, doanh nghiệp cần phải công bố hợp quy để sản phẩm có thể lưu thông trên thị trường.

Bước 6: Đánh giá giám sát sản phẩm dệt may định kỳ hàng năm để duy trì giá trị của chứng nhận trong thời gian còn hiệu lực.

Lợi ích khi công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Mọi tổ chức/ cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hay kinh doanh sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm dệt may.

Lợi ích khi chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may

Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Đây không chỉ là một thủ tục bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện theo yêu cầu của các luật định, quy định hiện hành mà nó còn đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực tới cho doanh nghiệp.

Một số lợi ích nổi bật khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động công bố hợp quy sản phẩm dệt may phải kể tới như:

- Đảm bảo các sản phẩm dệt may ổn định về chất lượng và không ngừng cải tiến để đáp ứng tốt các nhu cầu của người tiêu dùng;

- Hạn chế tối đa các rủi ro về sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng khi lưu thông sản phẩm trên thị trường;

- Là bằng chứng chứng minh cho khách hàng, đối tác cũng như các cơ quan quản lý về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp;

- Kiểm soát được giá thành sản phẩm qua hạn chế các chi phí xử lý sản phẩm lỗi, sai hỏng; chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận hay đấu thầu;

- Được xem xét miễn hoặc giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận hợp quy và dấu chứng nhận hợp quy.

- Gia tăng sức tiêu thụ sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh do tạo được niềm tin cho khách hàng, đối tác.

- Là cầu nối tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật thể mở rộng thị trường hoặc thực hiện thương mại quốc tế với các thỏa thuận thừa nhận song phương và đa phương.

Dịch vụ tư vấn công bố và chứng nhận hợp quy hàng dệt may

Có không ít doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện chứng nhận hợp quy hàng dệt may. Bởi vậy, ISOCUS cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận và công bố hợp quy sản phẩm dệt may theo QCVN 01:2017/BCT như một giải pháp giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện các hoạt động này.

6 lợi ích mà doanh nghiệp có được khi sử dụng dịch vụ tư vấn tại ISOCUS bao gồm:

- Được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu, có đầy đủ kiến thức, năng lực cũng như kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp;

- Được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp bậc nhất với đội ngũ chăm sóc khách hàng thân thiện, nhiệt tình, săn sóc;

- Được tư vấn trọn gói với mức chi phí hợp lý, tiết kiệm, chỉ cần thanh toán một lần duy nhất và đảm bảo công khai, minh bạch;

- Các thủ tục đăng ký, tư vấn nhanh gọn, đảm bảo không làm chậm trễ với tiến độ mà khách hàng mong muốn;

- Hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi thông qua hệ thống chi nhánh trải rộng cùng tổng đài tư vấn trực tuyến miễn phí;

- Cam kết 100% khách hàng nhận được chứng chỉ hợp quy và được hỗ trợ công bố hợp quy khi sử dụng dịch vụ tư vấn của ISOCUS.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCUS về chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may. Doanh nghiệp nếu có thắc mắc hoặc cần được tư vấn về chứng nhận hợp quy hàng may mặc có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 0937619299 (miễn phí) hoặc để lại thông tin để được các chuyên gia của ISOCUS tư vấn cụ thể phù hợp với từng loại hình sản phẩm và quy mô sản xuất cụ thể.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299