Công bố hợp quy là một thủ tục bắt buộc, là điều kiện tiên quyết để một số sản phẩm/ hàng hóa đặc thù được lưu thông trên thị trường một cách hợp pháp. Sau đây, ISOCUS xin chia sẻ một số thông tin để giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn khi thực hiện thủ tục này.
Công bố hợp quy là việc một cá nhân hoặc một tổ chức tự công bố sản phẩm của mình phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Công bố hợp quy là gì?
Các quy chuẩn này là các quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa cần phải tuân thủ theo. Nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động - thực vật, môi trường. Và bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Công bố hợp quy là một hoạt động mang tính chất bắt buộc. Nó là điều kiện không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn đưa bất cứ một sản phẩm hàng hóa nào đó ra thị trường tiêu thụ.
Theo quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP, các sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm 2 đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố sản phẩm hợp quy. Bởi nhóm 2 bao gồm các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn trong quá trình sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng dù được sử dụng ở mức phù hợp và đúng mục đích.
Danh mục các sản phẩm phải hợp quy bao gồm:
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Cách nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.
- Thành phần hồ sơ
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ để đăng ký công bố các sản phẩm hợp quy của tổ chức/ nhân cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Cụ thể:
Thủ tục công bố hợp quy
Trường hợp 1: Dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba).
a) Bản công bố hợp quy
b) Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác;
c) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp 2: Dựa trên kết quả tự đánh giá (bên thứ nhất).
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN);
b) Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác);
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), hồ sơ công bố hợp quy phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), hồ sơ công bố hợp quy phải có bản sao y bản chính. Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
đ) Bản sao Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm thử nghiệm đến thời điểm nộp hồ sơ;
e) Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan và mẫu dấu hợp quy;
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Pháp luật quy định về quy trình công bố hợp quy sản phẩm được thực hiện qua hai bước cụ thể như sau:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của đối tượng cần công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thực hiện thủ tục công bố
Hoạt động đánh giá hợp quy được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định( bên thứ ba) hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp quy ( bên thứ nhất) tự thực hiện. Tùy thuộc vào loại sản phẩm/ hàng hóa sẽ có phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy được quy định cụ thể trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
Trường hợp cá nhân/ tổ chức sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp của nước ngoài. Thì tổ chức đánh giá sự phù hợp của nước ngoài đó phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định;
Bước 2: Đăng ký và nộp hồ sơ tại các cơ quan chuyên nghành do Bộ quảnh lý nghành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
Dịch vụ tư vấn chứng nhận và công bố hợp quy
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp các cá nhân/ tổ chức hiểu rõ hơn về các thủ tục công bố hợp quy. Nếu còn các thắc mắc cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ qua hotline 0937619299 (miễn phí) để được các chuyên gia của ISOCUS tư vấn kỹ lưỡng.