Hồ sơ tự công bố thực phẩm bao gồm những giấy tờ gì?
Chat Zalo
Chat ngay

Hồ sơ tự công bố thực phẩm bao gồm những giấy tờ gì?

Tác giả: ISOCUS | 13-07-2021, 2:39 pm
Hồ sơ tự công bố sản phẩm là gì là câu hỏi mà được rất nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đặc biệt quan tâm.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm là gì là câu hỏi mà được rất nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đặc biệt quan tâm. Bởi, để có thể thực hiện tự công bố sản phẩm thực phẩm thành công thì việc đầu tiên là doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác, điều này thực sự rất quan trọng. Vậy hồ sơ tự công bố thực phẩm bao gồm những giấy tờ gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý để làm hồ sơ, thủ tục tự công bố

Khi làm hồ sơ cũng như thủ tục tự công bố thực phẩm, cá nhân, tổ chức cần căn cứ vào các văn bản pháp luật sau:

  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
  • Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm.

Đối tượng áp dụng hồ sơ tự công bố thực phẩm

Hồ sơ tự công bố thực phẩm không phải áp dụng cho tất cả các đối tượng thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh mà chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng cụ thể. Theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, cá cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần làm hồ sơ tự công bố đối với những thực phẩm sau:

  • Các loại thực phẩm đã được chế biến và đóng gói sẵn
  • Các phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Những loại dụng cụ chứa đựng thực phẩm hay các loại vật liệu, bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Ngoài ra, các đối tượng sản phẩm không thuộc diện làm hồ sơ tự công bố thực phẩm bao gồm:

  • Những sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ sử dụng với mục đích cho sản xuất và gia công hàng xuất khẩu.
  • Những sản phẩm, nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu nhằm phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của cá nhân tổ chức mà không phân phối, tiêu thụ ra thị trường trong nước.

Hồ sơ tự công bố thực phẩm bao gồm những giấy tờ gì?

So với các sản phẩm bắt buộc phải đăng ký công bố thì hồ sơ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để tiến hành thủ tục tự công bố thực phẩm có nhiều điểm khác biệt. Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, tài liệu.

Vậy hồ sơ tự công bố thực phẩm bao gồm những giấy tờ gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

- Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu quy định (Mẫu số 01, Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP)

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng mặt hàng thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Những lưu ý về phiếu kết quả kiểm nghiệm:

  • Phải còn hiệu lực trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
  • Phải được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025
  • Phải có đầy đủ các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
  • Là bản chính hoặc bản sao chứng thực

Ngoài ra thì hồ sơ tự công bố sản phẩm còn cần giấy tờ sau:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

- Giấy phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

- Mẫu nhãn dán hoặc mẫu nhãn dãn dự kiến

Để nắm và hiểu rõ hơn về các loại giấy tờ trong hồ sơ tự công bố thực phẩm thì các tổ chức, cá nhân có thể liên hệ trực tiếp đến đơn vị tư vấn ISOCUS – chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bạn trong việc xây dựng hồ sơ tài liệu và tư vấn về những thủ tục pháp lý liên quan.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ tự công bố thực phẩm

cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố thực phẩm của cá nhân, tổ chức là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi cá nhân, tổ chức đặt cơ sở sản xuất.

Những lưu ý khi làm hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm

Trong quá trình làm hồ sơ tự công bố thực phẩm, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

Về ngôn ngữ trong hồ sơ

Tất cả các giấy tờ, tài liệu kèm theo trong hồ sơ đều phải được thể hiện bằng Tiếng Việt. Nếu tài liệu là tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng đầu đủ. Ngoài ra, tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm công bố. Sau khi đã tự công bố thực phẩm, các đơn vị sản xuất, kinh doanh sẽ phải chịu hoàn toàn về mặt an toàn của sản phẩm thực phẩm đã công bố.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhiều cơ sở sản xuất

Đối với những tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên thì chỉ cần nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương nơi đặt địa điểm sản xuất. Khi đã lựa chọn được cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì tất cả những lần nộp hồ sơ tiếp theo sẽ phải nộp đến cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Trường hợp có sự thay đổi về thông tin sản phẩm

Khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu thay đổi tên sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ hay thành phần cấu tạo thì phải làm hồ sơ tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác thì tổ chức, cá nhân cần gửi thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận và sẽ được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi văn bản.

Thủ tục tự công bố thực phẩm

Bước 1: Tổ chức, cá nhân tự công bố thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở chính của doanh nghiệp, đồng thời công khai qua Hệ thống dữ liệu an toàn thực phẩm.

Bước 2: Nếu tổ chức, cá nhân chưa thiết lập hệ thống dữ liệu an toàn thực phẩm thì nộp 01 bộ hồ sơ tự công bố thực phẩm qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan quản lý có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương chỉ định.

Bước 3: Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân sẽ bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đồng thời phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của thực phẩm mà mình đã công bố.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản bản tự công bố của doanh nghiệp để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên doanh nghiệp, tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Tuy thủ tục tự công bố là tự nguyện, các cá nhân, tổ chức chỉ cần thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan này chỉ đóng vai trò quản lý. Nhưng bản tự công bố thực phẩm là sẽ là căn cứ cho công tác hậu kiểm, nếu không thực hiện nghiêm túc và tuân thủ pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 20, Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm.

Trên đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến hồ sơ tự công bố sản phẩm. Hy vọng các thông tin sẽ đem lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Nếu như chưa yên tâm về bộ hồ sơ của mình đã đúng và chính xác theo quy định của pháp luật thì hãy liên hệ với ISOCUS qua hotline 0937.619.299 để được tư vấn và soạn bộ hồ sơ tự công bố một cách chính xác và nhanh chóng. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách để mang đến những sản phẩm an toàn và chất lượng nhất. 



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299