Đánh giá chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Global G.A.P Nhanh Chóng - Giá tốt - ISOCUS.VN
Chat Zalo
Chat ngay

Đánh giá chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Global G.A.P

Đánh giá chứng nhận các trang trại phù hợp với tiêu chuẩn Global G.A.P là việc xác định mức độ phù hợp của hệ thống được vận hành trong thực tế.ISOCUS có đội ngũ chuyên gia đánh giá chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn Global G.A.P giàu kinh nghiệm mang đến niềm tin tuyệt đối cho khách hàng.
ĐĂNG KÝ Gọi để tư vấn0937619299
Đặc điểm nổi bật Điều kiện sử dụng Thông tin chi tiết Quy trình chứng nhận Thông tin cần cung cấp Bình luận và đánh giá

ĐIỂM NỔI BẬT

  • Đánh giá chứng nhận các trang trại phù hợp với tiêu chuẩn Global G.A.P là việc xác định mức độ phù hợp của hệ thống được vận hành trong thực tế.
  • Đội ngũ chuyên gia giầu kinh nghiệm, được công nhận quốc tế bởi tổ chức Food Plus GmH
  • Giấy chứng nhận được thừa nhận trên toàn cầu

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

  • Được quyền sử dụng logo GlobalGAP trong các tài liệu truyền thông
  • Được đưa tin về lịch sử và thành tựu trong các tờ tin và website của GlobalGAP
  • Được ưu đãi phí tham gia các sự kiện của globalGAP
  • Được kết nối với cộng đồng thành viên GlobalGAP đồng thời chia sẻ thành quả của mình với họ
  • Được truy cập miễn phí hệ thống dữ liệu của GlobalGAP; Được truy cập các dữ liệu thống kê và công cụ giám sát của hệ thống dữ liệu
  • Được tham gia các khóa đào tạo của GlobalGAP, cả mất phí và miễn phia
  • Có cơ hội tham gia góp ý sửa đổi tiêu chuẩn, thủ tục chứng nhận
  • Được download miễn phí các bản excel gốc Bảng kiểm tra phục vụ cho hoạt động đánh giá.
  • Có thông tin cập nhật về sự phát triển của ngành sản xuất mà bạn mong muốn.
Xem thêm icon

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tổ chức đánh giá chứng nhận có vai trò khá lớn trong quá trình duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GlolbalG.A.P, giai đoạn đảm bảo tính hiệu lực của công tác quản lý để hướng tới hiệu quả cao hơn, vì thế nó có tác động lâu dài trong suốt thời gian sau khi hệ thống được xây dựng và đưa vào áp dụng.

Vai trò và tác động đó được thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể sau:

  1. Xác định tính đầy đủ, chính xác của hệ thống tài liệu so với thực tiễn thông qua hoạt động đánh giá tài liệu;
  2. Xác định tính hiệu lực của hệ thống thông qua hoạt động đánh giá chứng nhận tại cơ quan hành chính nhà nước;
  • Đưa ra các cơ hội cải tiến, khẳng định sự cập nhật của hệ thống khi có thay đổi, đảm bảo tính hiệu lực thường xuyên, sự cải tiến hệ thống thông qua các cuộc đánh giá giám sát định kỳ (6 tháng/lần) sau chứng nhận.
  1. Cung cấp thông tin và thực hiện những đào tạo cần thiết cho việc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sau khi chứng nhận, hướng tới hiệu quả cao hơn hoặc hướng tới những công nghệ quản lý hoàn hảo hơn (như hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM/ Total Quality Management);
  2. Cung cấp thông tin và thực hiện những đào tạo cần thiết cho quá trình chuyển đổi sang phiên bản mới của tiêu chuẩn áp dụng (vì tiêu chuẩn không phải bất biến, nó sẽ được xem xét và nếu cần thì sửa đổi lại).

Nhà sản xuất có thể lựa chọn chứng nhận GlobalGAP theo một trong 4 phương thức sau:

  1. Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn GLOBALGAP để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình
  2. Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký chứng nhận theo nhóm theo tiêu chuẩn GLOBALGAP để được nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện
  • Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận GLOBALGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình
  1. Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký chứng nhận GLOBALGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để được nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện.

Tuy nhiên, ở Việt nam, cho đến thời điểm này, chúng ta chưa có một tiêu chuẩn đủ điều kiện để đánh giá theo phương thức so sánh banchmarking, vì thế, việc chứng nhận chỉ có thể được tiến hành theo phương thức 1 hoặc 2. Các nhà sản xuất nhỏ lẻ có thể nhóm lại với nhau với một người đại diện hợp pháp, cùng nhau xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng và an toàn, thực hiện đánh giá nội bộ để đảm bảo mọi thành viên cùng tuân thủ và cam kết đáp ứng yêu cầu chung, để được cấp 1 giấy chứng nhận Global GAP chung cho cả nhóm. Việc chứng nhận theo phương thức nhóm có thể giúp nhà sản xuất giảm bớt chi phí chứng nhận nhưng có rủi ro cao (chỉ một nhà sản xuất không tuân thủ thì có nguy cơ cả nhóm bị hủy bỏ chứng nhận).

Về cơ bản, thủ tục chứng nhận sẽ do các tổ chức chứng nhận xây dựng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011 (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được công nhận) và đáp ứng các quy định riêng của Global GAP (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được Global GAP phê duyệt).

Thủ tục chứng nhận chung đang áp dụng cho nhiều tổ chức chứng nhận bao gồm những bước cơ bản sau:

  1. Nhà sản xuất thực hiện Đăng ký chứng nhận theo mẫu và gửi cho CBs- Tổ chức chứng nhận (bằng email để có thông tin trước, bằng bưu điện để có dấu chính thức);
  2. Tổ chức chứng nhận báo giá chứng nhận trên cơ sở diện tích nuôi /trồng, loại cây/ con, sản lượng, phương thức canh tác (nhà kính, luân canh…) và thương thảo với nhà sản xuất;
  • Hai bên ký kết hợp đồng tài chính và hợp đồng trách nhiệm;
  1. Tổ chức chứng nhận Tổ chức chứng nhận tiến hành thủ tục đăng ký và trả phí đăng ký cho tổ chức Global GAP để có số GGN nhận biết toàn cầu cho nhà sản xuất;
  2. Tổ chức chứng nhận thông báo số GGN cho nhà sản xuất và kiến nghị thời điểm tiến hành đánh giá tại trang trại (trong vòng 14 ngày kể từ khi có số GGN);
  3. Hai bên thực hiện đánh giá chứng nhận vào thời điểm thu hoạch theo thời gian đã thỏa thuận;
  • Nhà sản xuất thực hiện hành động khắc phục nếu số điểm không phù hợp vượt quá yêu cầu cho phép (100% số điểm chính yếu / major must và 95% số điểm thứ yếu / minor must phải phù hợp);
  • Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận GlobalGAP (với hiệu lực 12 tháng) trong vòng 28 ngày kể từ khi nhà sản xuất khắc phục xong các điểm không phù hợp;
  1. Nhà sản xuất trả chi phí chứng nhận theo hợp đồng trước khi nhận Giấy chứng nhận;
  2. Nhà sản xuất tiếp tục duy trì hoạt động nuôi trồng theo yêu cầu của tiêu chuẩn và 10% số nhà sản xuất được chứng nhận sẽ buộc phải thực hiện việc đánh giá giám sát không báo trước (chỉ nhận được thông báo trong vòng 48 tiếng)
  3. Hai bên chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận lại khoảng 1 tháng trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.

 

Để đáp ứng những yêu cầu của tiêu chuẩn các trang trại thường phải thiết lập một hệ thống tài liệu với các quy định, thủ tục đi kèm, sau đó thực hiện theo và lưu lại hồ sơ về hoạt động đã tiến hành để làm bằng chứng, và xem xét lại để cải tiến cho phù hợp hơn sau mỗi khoảng thời gian nhất định.

Tất cả các trang trại khi áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP thì luôn phải tuân thủ 7 nhóm yêu cầu:

1

Hồ sơ về hoạt động nuôi trồng và hồ sơ đánh giá nội bộ

trong đó yêu cầu trang trại phải lưu lại đầy đủ hồ sơ ghi chép trong quá trình sản xuất cũng như hồ sơ ghi lại hoạt động kiểm tra nội bộ trong trang trại.

2

Lịch sử và quản lý vùng nuôi

trang trại phải cung cấp thông tin về lịch sử và khu vực sản xuất của mình là phù hợp với cây trồng/vật nuôi/thủy sản đang tiến hành với một khoảng thời gian phù hợp; đồng thời trang trại cũng phải thiết lập cách thức phù hợp để quản lý khu vực trang trại của mình (bản đồ, sơ đồ thửa/ ô/ chuồng). Ngoài ra, hoạt động đánh giá mức độ rủi ro của khu vực nuôi trồng và xây dựng kế hoạch giảm thiểu các rủi ro đó cũng phải được tiến hành.

3

Chăm lo sức khỏe, an toàn và quyền lợi người lao động

bao gồm các hoạt động đánh giá rủi ro của công việc đối với người lao động; tập huấn, đào tạo cho người lao động về kỹ năng làm việc và an toàn; chăm lo sức khỏe vệ sinh đối với người lao động; thực hiện chế độ tiền công cũng như các nhu cầu nghỉ ngơi sinh hoạt khác của người lao động.

4

Quản lý, tái chế và tái sử dụng chất thải, chất gây ô nhiễm

trang trại phải nhận biết được các loại chất thải trong khu vực sản xuất của mình và phải lên kế hoạch phù hợp để xử lý các nguồn này để tránh gây mất an toàn cho sản phẩm của trang trại và loại bỏ khả năng gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh

5

Môi trường và sự bảo tồn

tiêu chuẩn này khuyến cáo các trang trại bảo vệ sự đa dạng sinh học và đưa ra cách thức sử dụng hiệu quả năng lượng trong khu vực sản xuất của mình

6

Khiếu nại

mọi trang trại bắt buộc phải xác lập cơ chế phù hợp để tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại liên quan.

7

Truy xuất nguồn gốc

tiêu chuẩn Global GAP yêu cầu mọi trang trại phải thiết lập một hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm bán ra để trong các trường hợp cần thu hồi sản phẩm thì có thể thu hồi chính xác loại sản phẩm cụ thể (lô, ngày tháng sản xuất, người tham gia,…)

Các yêu cầu về văn bản cụ thể được ghi rõ trong các điều khoản

AF 2.1 Quy trình kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ

AF 2.2 Quy trình đánh giá nội bộ

AF 2.3 Quy trình khắc phục phòng ngừa

AF 7.1 Quy trình khiếu nại

AF 8.1 Quy trình thu hồi sản phẩm

AF 12. Quy trình truy nguyên nguồn gốc

AF 3.4.1 Hướng dẫn sơ cấp cứu

AF 6.1.1 Kế hoạch quản lý và bảo tồn động vật hoang dã

AF 1.2.2 Đánh giá rủi ro vùng trồng

AF 3.1 Đánh giá rủi ro của điều kiện làm việc đối với sức khỏe và an toàn người lao động

AF 9.1 Đánh giá rủi ro hàng rào thực phẩm

AF 1.1.1 Sơ đồ/ bản đồ vùng trồng

AF 1.1.2 Sơ đồ/ bản đồ lô thửa đánh mã số các thửa/ lô sản xuất

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN

THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP

+ Thông tin họ tên người liên hệ

+ Thông tin công ty : (Lĩnh vực sản xuất, ngành nghề kinh doanh)

+ Dịch vụ Yêu cầu

 

 

BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Gửi câu hỏi

DỊCH VỤ ĐÃ XEM

Dịch vụ liên quan

Dịch vụ bạn đang xem

Đánh giá chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Global G.A.P
Đánh giá chứng nhận các trang trại phù hợp với tiêu chuẩn Global G.A.P là việc xác định mức độ phù hợp của hệ thống được vận hành trong thực tế.ISOCUS có đội ngũ chuyên gia đánh giá chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn Global G.A.P giàu kinh nghiệm mang đến niềm tin tuyệt đối cho khách hàng.
icon zalo
0937.619.299