Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy

DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY

Tác giả: ISOCUS | 05-11-2021, 2:15 pm
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại sản phẩm, hàng hóa? Vậy phải làm sao để lựa chọn được những sản phẩm hàng hóa thực sự chất lượng và có cách nào để kiểm chứng chất lượng của chúng hay không? Một cách kiểm chứng đơn giản chất lượng của sản phẩm, hàng hóa chính là cần xem chúng đã được chứng nhận hợp chuẩn hợp quy chưa? Vậy hợp chuẩn, hợp quy là gì và sản phẩm hàng hóa nào cần chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

1, Hợp quy là gì

1.1 Quy chuẩn kỹ thuật

Quy chuẩn là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

1.2 Chứng nhận Hợp quy 

Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

2, Hợp chuẩn là gì

2.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

2.2 Chứng nhận Hợp chuẩn

Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng

 

3, Phân biệt chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy



Phân biệt

Hợp chuẩn

Hợp quy







Giống nhau

- Đều là phương thức để đánh giá về chất lượng của sản phẩm hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường hoặc sản phẩm nhập khẩu phục vụ sản xuất;

- Phương thức đánh giá giống nhau gồm các phương thức 1, 5 hoặc 7;

- Trình tự chứng nhận giống nhau gồm các bước:

+ Lấy mẫu thử nghiệm;

+ Đánh giá quá trình sản xuất/ hồ sơ nhập khẩu;

+ Cấp giấy chứng nhận phù hợp.

- Giống nhau về hồ sơ công bố (được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012).

Khác nhau

Khái niệm

Là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá các đối tượng trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượngvà hiệu quả của các đối tượng.

Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn.

Phạm vi áp dụng

Sản phẩm nhóm 1


Sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

Sản phẩm nhóm 2


Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

Cơ quan ban hành

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.

- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.

- Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:

a) Tổ chức kinh tế;

b) Cơ quan nhà nước;

c) Đơn vị sự nghiệp;

d) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;

- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 

Điều kiện

Tự nguyện áp dụng

Bắt buộc áp dụng

 

Vậy khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn hợp quy có nghĩa là sản phẩm, hàng hóa đó có các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan. Qua đó nhà sản xuất đã tạo được lòng tin với khách hàng, góp phần nâng cao uy tín và giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm.

 

 



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299