CHỨNG NHẬN HỢP CHUẢN THÉP
Chat Zalo
Chat ngay

CHỨNG NHẬN HỢP CHUẢN THÉP

Thép là hợp kim với hai thành phần chính là sắt (Fe) được nung chảy với cacbon (C) và một số nguyên tố hóa học khác như (Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu…). Các nguyên tố hóa học trong hợp kim thép và hàm lượng của chúng có vai trò điều chỉnh độ cứng, độ đàn hồi, tính dẻo/dễ uốn, khả năng chống oxy hóa và sức bền của thép. Vì vậy hiện nay trên thế giới có đến hơn 3,000 loại thép.
ĐĂNG KÝ Gọi để tư vấn
Đặc điểm nổi bật Điều kiện sử dụng Thông tin chi tiết Quy trình chứng nhận Thông tin cần cung cấp Bình luận và đánh giá

ĐIỂM NỔI BẬT

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Xem thêm icon

THÔNG TIN CHI TIẾT

 

Thép là gì

Thép là hợp kim với hai thành phần chính là sắt (Fe) được nung chảy với cacbon (C) và một số nguyên tố hóa học khác như (Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu…). Các nguyên tố hóa học trong hợp kim thép và hàm lượng của chúng có vai trò điều chỉnh độ cứng, độ đàn hồi, tính dẻo/dễ uốn, khả năng chống oxy hóa và sức bền của thép. Vì vậy hiện nay trên thế giới có đến hơn 3,000 loại thép.

 

Tính chất vật lý 

Thép là kim loại nên có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt mạnh. 

Ở nhiệt độ 500 độ C – 600 độ C thép trở nên dẻo, cường độ giảm. 

Ở nhiệt độ – 10 độ C tính dẻo giảm. 

Ở nhiệt độ – 45 độ C thép giòn, dễ nứt.

 

Thép có cơ tính tổng hợp cao, dễ định hình tốt, có nhiều chủng loại và nhiều công dụng khác nhau nên là vật liệu có tính ứng dụng cao, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng tàu…

Vai trò và công dụng

Là một ngành quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội Thép không những có tính ứng dụng cao mà còn là nguồn nguyên liệu quý giá, biểu trưng cho sự phát triển về công nghệ, khoa học kỹ thuật của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. 

 

Ngành công nghiệp thép phát triển kéo theo sự phát triển công nghiệp hóa của đất nước, từ đó có thể giải quyết được nhu cầu việc làm cho một lực lượng lao động đáng kể và bổ trợ sự phát triển cho các ngành nghề có liên quan khác.

 

Trong ngành xây dựng

Ứng dụng quan trọng nhất của thép trong ngành xây dựng đó là được sử dụng làm bê tông cốt thép. Lợi ích là gia tăng sự kiên cố, chắc chắn cho cấu trúc của ngôi nhà. Ngoài ra, thép còn được sử dụng để xây dựng các hạ tầng cơ sở, công trình giao thông, cầu đường,....

 

Trong ngành công nghiệp đóng tàu

Nhờ độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, mài mòn tốt lại dễ dát mỏng, người ta thường sử dụng thép để đóng tàu thuyền. Đặc biệt phần vỏ tàu là nơi sử dụng nhiều thép nhất để tăng thời gian sử dụng của tàu.

Thép gồm những loại nào

Trong quá trình luyện thép, việc phân chia tỉ lệ giữa sắt và cacbon có thể tạo ra rất nhiều loại thép với đặc tính khác nhau. Vì vậy, việc luyện thép sẽ không chỉra một sản phẩm cùng loại, còn tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng để luyện ra loại thép cho phù hợp. 

Thép cacbon tuy chỉ có 2 nguyên tố nhưng có thể điều chế theo vô số cách với nhiều công dụng, bằng cách gia giảm hàm lượng cacbon có trong thép, phụ thuộc vào mục đích sử dụng.

Thép Cacbon kết cấu

Nhóm này có chất lượng cao thể hiện ở hàm lượng các tạp chất có hại (S £ 0,04%, P £ 0,035%), hàm lượng cacbon chính xác và chỉ tiêu cơ tính rõ ràng. Thép cacbon kết cấu được dùng trong chế tạo các chi tiết máy chịu lực cao hơn như: bánh răng, trục vít, cam, lò xo…

 

Theo TCVN ký hiệu thép cacbon kết cấu là chữ C, sau chữ C ghi chỉ số hàm lượng cacbon của thép như: C20, C45, C65…

 

Ký hiệu theo các nước:

 

Nhật (JIS): Ký hiệu SxxC trong đó xx là các số chỉ phần vạn C. Ví dụ mác S45C có 0,45%C.

Mỹ (AISI/SAE):  Ký hiệu 10xx trong đó xx là số chỉ phần vạn C. Ví dụ mác 1045 có 0,45%C.

Thép CT3 

Thép CT3 là loại thép Cacbon thấp có kết cấu thuộc nhóm C, có giới hạn bền là 8, được dùng chủ yếu trong chế tạo chi tiết máy, khuôn mẫu, gia công bản mã,…có nhiều ứng dụng trong xây dựng, kết cấu thép, cầu cảng, gia công kim loại và chi tiết máy

 

CT là viết tắt của Cacbon thấp, 3 là thép có kết cấu thuộc nhóm C. Theo TCVN 1765 – 75 quy định về Mác thép thì nhóm C bao gồm : CCT34, CCT38,… (trong đó chữ số đằng sau số 3 (cụ thể là 4, 8) chỉ giới hạn bề của thép).

 

THÉP HỢP KIM 

Thép hợp kim là ngoài 2 nguyên tố chính, còn có sự kết hợp của các thành phần khác với hàm lượng từ 1% – 50% nhằm thay đổi tính chất cơ học của sản phẩm. 

 

Theo tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại thêm vào chia ra:

 

Thép hợp kim thấp: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác ≤2,5%.

Thép hợp kim vừa: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác 2,5-10%.

Thép hợp kim cao: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác >10%.

Trong xây dựng và gia dụng thường dùng thép hợp kim thấp. Thép hợp kim thấp thường được pha thêm các nguyên tố mangan, crom, silic, niken… với hàm lượng không quá 10%. 

THÉP KHÔNG GỈ (INOX)

Thép không gỉ (hay còn được gọi là inox) là hợp kim sắt chứa ít nhất 10.5% crom. Tính chất nổi bật nhất của thép không gỉ là khả năng chống oxy hóa vượt trội, nó ít bị biến màu hay bị ăn mòn như các kim loại khác. 

 

Crom trong thép không gỉ có tác dụng tạo ra một màng bao bọc, giúp chống lại các tác nhân bên ngoài, cụ thể khi crom tiếp xúc với không khí sẽ tạo ra crom oxit, lớp crom oxit này rất mỏng bao bọc trên bề mặt vật liệu (mắt thường không nhìn thấy được). 

 

Lớp crom oxit không tác dụng với nước và không khí nên làm tốt vai trò bảo vệ lớp thép ở bên dưới. Vì vậy, inox hiện nay rất phổ biến, đặc biệt được sử dụng nhiều trong các sản phẩm gia đình. 

 

Có 4 loại thép không gỉ chính, bao gồm: Austenitic, Ferritic, Austenitic – Ferritic (Duplex), Martensitic

 

CÁC LOẠI KẾT CẤU THÉP

Kết cấu thép là kết cấu để chịu lực của thép. Mỗi loại kết cấu có công năng và ứng dụng khác nhau. Vì vậy cần biết rõ để lựa chọn loại thép và kết cấu thép cho phù hợp.

 

Thép lá

Là thép đã được cán mỏng (dày 4-160 mm, dài 6 – 12m, rộng 0.5 – 3.8m), chế tạo thành dạng tấm hoặc dạng cuộn. 

 

Thép hình H, I, U

Thép hình là thép được tạo hình (chủ yếu theo các hình chữ H, U, I, T, thép ống…) bằng cách gia công nhiệt (ủ, thường hóa, tôi, ram), gia công cơ học nóng (cán nóng, rèn), gia công cơ học nguội (cán nguội, kéo, rèn đập…) 

 

Các hình dạng chủ yếu trên thị trường hiện nay của thép hình: 

 

Thép góc: Hay còn được gọi là thép L hoặc thép V. Thép góc được ứng dụng trong việc sửa chữa các máy móc thiết bị, sử dụng trong các góc cửa sổ cửa chính, sử dụng để làm giá đỡ… 

Thép chữ U: Đây là một trong những loại thép hình được sử dụng phổ biến nhất. Được sử dụng cho công trình nhà xưởng, thùng xe, dầm cầu trục… 

Thép chữ I: Ứng dụng cao cho các công trình cầu đường, nhà xưởng, cơ khí… 

Thép chữ U và I thành mỏng 

Các loại thép ống: được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đóng tàu, oto… 

Thép hình L: là một trong những loại thép hình có tính ứng dụng cao

Thép hộp

Thép hộp là loại vật liệu được hình thành từ các tấm thép (tôn) lớn có độ dày tùy chọn, sau đó đi qua hàng loạt khuôn theo những hình dạng mà chúng ta mong muốn để ra được thành phẩm cuối cùng. Thép hộp được phân loại theo hình dạng mặt cắt của chúng là thép hộp vuông và thép hộp chữ nhật.

 

Thép tròn rỗng (thép ống)

 

Thép ống tròn là dòng sản phẩm có cấu trúc rỗng bên trong, thành thường khá mỏng, tuy nhiên lại có độ bền và khả năng chịu lực rất cao, ngoài ra thép ống rất dễ uốn dẻo nên phù hợp với những công trình có gấp khúc.

 

Thép tấm (thép cuộn)

 

Thép cuộn là một sản phẩm thép được sản xuất với bề mặt trơn hoặc có gân dưới dạng cuộn tròn, được sản xuất bằng một quy trình tinh luyện phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật và công nghệ cao.

 

Thép xây dựng (thép tròn đặc)

Thép thanh hay thép cây là thép xây dựng được gia công theo hình trụ dạng thanh dài 12m/cây, có độ dẻo dai, chịu uốn và độ dãn dài cao. Thép thanh thường được sử dụng cho công trình xây dựng công nghiệp hoặc dân dụng.

 

Có 2 loại thép thanh:

Thép thanh tròn trơn là loại Thép được gia công theo hình trụ, có bề ngoài nhẵn trơn, được sản xuất theo khuôn có chiều dài thông thường là 12m/cây với đường kính thông dụng: Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25.

Thép thanh vằn hay thép cốt bê tông có vân (gân) ở mặt ngoài với các đường kính phổ biến Ø10, Ø12, Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, Ø28, Ø32

 

Thép thanh cuộn

Thép cuộn hay thép dây là loại thép dạng dây được cuộn tròn, có bề mặt trơn nhẵn hoặc có vân (gân) với đường kính thông thường là: Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm. Thường được cung cấp ra thị trường theo dạng cuộn có khối lượng trung bình 200-459kg/cuộn.

 

Thép Cuộn thường được sử dụng để gia công kéo dây, xây dựng gia công, xây dựng nhà ở, cầu đường, hầm…

Chứng nhận hợp chuẩn thép

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn dành riêng cho thép: 

 

AISI (Viện sắt thép Hoa Kỳ), một tiêu chuẩn thép, được sử dụng theo truyền thống ở Mỹ và ở nước ngoài. Mặc dù tiêu chuẩn này không còn được duy trì và ngày càng được thay thế bằng SAE, ASTM và các tiêu chuẩn khác của Hoa Kỳ, tiêu chuẩn này vẫn còn phổ biến.

EN (Euronorm), là một hệ thống hài hòa của các tiêu chuẩn kim loại và thép của các nước châu Âu. Mặc dù được chấp nhận và sử dụng hiệu quả ở tất cả các nước châu Âu, các hệ thống quốc gia “lỗi thời” như DIN Đức, British BS, AFNOR của Pháp và UNI Ý thường được sử dụng và thường được tìm thấy trong nhiều tài liệu và thông số kỹ thuật.

Tiêu chuẩn thép JIS của Nhật Bản, được sử dụng rộng rãi ở các khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Thông số kỹ thuật thép JIS cũng thường được sử dụng làm cơ sở cho các hệ thống quốc gia khác, chẳng hạn như tiêu chuẩn Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.

Tiêu chuẩn thép của các nước công nghiệp mới, chẳng hạn như GB và YB của Trung Quốc, IS của Ấn Độ và NBR của Braxin mặc dù ít được phát triển và ít chi tiết hơn, nhưng ngày càng được sử dụng nhiều do quá trình chuyển dịch sản xuất toàn cầu sang các nước đang phát triển. Điều tương tự cũng xảy ra cho GOST của Nga, nó thực tế là tiêu chuẩn thực tế cho toàn bộ Cộng đồng các quốc gia độc lập.

Tại Việt Nam hợp chuẩn thép được chứng nhận theo TCVN, mỗi loại sẽ có tiêu chuẩn khác nhau.

Lợi ích khi đạt chứng nhận hợp chuẩn

  • Có được chỗ đứng trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu 
  • Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm lỗi hỏng
  • Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận và Dấu Chất lượng Việt Nam;
  • Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia và yêu cầu của Khách hàng
  • Được sử dụng kết quả chứng nhận hợp chuẩn trong Công bố phù hợp tiêu chuẩn;
  • Tạo được niềm tin cũng như gây ấn tượng đối với khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng.
  • Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm;
  • Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các rủi ro và chi phí liên quan nhờ áp dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Giúp sản phẩm dễ dàng được người tiêu dùng chọn lựa và tín nhiệm bởi đã được tổ chức chứng nhận bên thứ ba;
  • Tăng ưu thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường;
  • Nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm;

 

Chi phí chứng nhận

Chi phí chứng nhận hợp chuẩn thép phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đăng ký, mỗi loại thép sẽ chứng nhận theo tiêu chuẩn khác nhau và một loại thép cũng có nhiều tiêu chuẩn tương đương nhau. Vì vậy doanh nghiệp có thể tùy chọn một hoặc một số tiêu chuẩn để đăng ký chứng nhận, tùy vào yêu cầu của khách hàng và kinh phí của doanh nghiệp có thể đầu tư. Chi phí này bao gồm chi phí đánh giá chứng nhận và chi phí thử nghiệm mẫu sản phẩm. 

 

Để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ 

Hotline: 0937.619.299

email: contacts@isocus.vn

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN

THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP

BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Gửi câu hỏi

DỊCH VỤ ĐÃ XEM

Dịch vụ liên quan

Dịch vụ bạn đang xem

CHỨNG NHẬN HỢP CHUẢN THÉP
Thép là hợp kim với hai thành phần chính là sắt (Fe) được nung chảy với cacbon (C) và một số nguyên tố hóa học khác như (Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu…). Các nguyên tố hóa học trong hợp kim thép và hàm lượng của chúng có vai trò điều chỉnh độ cứng, độ đàn hồi, tính dẻo/dễ uốn, khả năng chống oxy hóa và sức bền của thép. Vì vậy hiện nay trên thế giới có đến hơn 3,000 loại thép.
icon zalo
0937.619.299