Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD là một trong những điều kiện tiên quyết doanh nghiệp cần thực hiện để sản phẩm của mình được lưu thông trên thị trường. Vậy cụ thể nhóm vật liệu xây dựng nào cần áp dụng? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là hoạt động đánh giá, xác nhận mức độ phù hợp của một vật liệu xây dựng cụ thể theo các quy chuẩn kỹ thuật được quy định trong QCVN 16:2019/BXD.
Theo đó, QCVN 16:2019/BXD là phiên bản mới nhất của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu xây dựng được Bộ Xây dựng ban hành vào ngày 31/12/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.
Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng
Việc chứng nhận hợp quy sẽ được thực hiện bởi các tổ chức chứng nhận hợp quy đã đăng ký hoạt động và được Bộ Xây dựng thừa nhận hoặc chỉ định.
Theo QCVN 16:2019/BXD, vật liệu xây dựng là loại sản phẩm/ hàng hóa thuộc nhóm 2. Đây là nhóm sản phẩm có khả năng gây mất an toàn cho con người, động thực vật, tài sản và môi trường dù được sử dụng hợp lý và đúng mục đích khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản. Cho nên, việc chứng nhận hợp quy là một thủ tục bắt buộc đới với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm/ hàng hóa này.
6 nhóm vật liệu xây dựng cần thực hiện chứng nhận hợp quy
Dưới đây là danh mục các sản phẩm vật liệu xây dựng cần chứng nhận hợp quy:
➣ Nhóm 1: Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông
➣ Nhóm 2: Cốt liệu xây dựng
➣ Nhóm 3: Gạch, đá ốp lát
➣ Nhóm 4: Vật liệu xây
Gạch đất sét nung
➣ Nhóm 5: Kính xây dựng
➣ Nhóm 6: Vật liệu xây dựng khác
Hoạt động chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/ BXD được thực hiện trên các cơ sở pháp lý sau:
Việc đánh giá hợp quy các sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước và nhập khẩu được thực hiện theo một trong các phương thức đánh giá quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Dấu dấu hợp quy là bằng chứng chứng minh sản phẩm/ hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng sau khi chúng được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Dấu hợp quy được trực tiếp trên sản phẩm/ bao gói hoặc nhãn gắn của sản phẩm. Hoặc dùng trong giấy chứng nhận chất lượng và tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.
Giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp (đối với phương thức 5). Trong ba năm này sẽ có các cuộc kiểm tra, giám sát diễn ra thường niên tối thiểu 1 năm/ lần. Do đó, doanh nghiệp cần phải duy trì và cải tiến không ngừng sản phẩm của mình để đảm bảo không bị thu hồi trong thời gian chứng nhận còn hiệu lực.
Việc chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng cần phải được thực hiện bởi các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được đăng ký kinh doanh và được Bộ xây dựng thừa nhận hoặc chỉ định.
Công bố hợp quy vật liệu xây dựng là một hoạt động do một cá nhân/ tổ chức tự công bố sản phẩm vật liệu xây dựng của mình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD.
Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc và là điều kiện không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn đưa một sản phẩm, hàng hóa cụ thể thuộc nhóm vật liệu xây dựng ra thị trường tiêu thụ.
Quy trình công bố hợp quy vật liệu xây dựng
Để công bố hợp quy vật liệu xây dựng, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:
a) Việc đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba). Hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài, tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật. Hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
b) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký bản công bố hợp quy cho cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
Có 8 phương thức được dùng để đánh giá sự phù hợp được áp dụng hiện nay. Đối với vật liệu xây dựng, QCVN 16:2019/BXD quy định cần phải đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 1, phương thức 5 hoặc phương thức 7. Cụ thể:
ISOCUS là một trong những tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD uy tín, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ:
Trên đây là tổng hợp những điều doanh nghiệp cần biết về chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019 /BXD.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, doanh nghiệp có thể liên hệ ngay tới hotline 0937619299 để được các chuyên gia của ISOCUS tư vấn miễn phí, kỹ lưỡng với từng loại hình sản phẩm và quy mô sản xuất cụ thể.