Chứng nhận hợp quy đồ điện, điện tử sản xuất trong nước như thế nào
Chat Zalo
Chat ngay

Chứng nhận hợp quy đồ điện, điện tử sản xuất trong nước như thế nào

Tác giả: ISOCUS | 30-11--0001, 12:00 am
Sau đây Viện nghiên cứu tiêu chuẩn chất lượng hướng dẫn việc chứng nhận hợp quy về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (sau đây viết tắt là sản phẩm điện và điện tử) được sản xuất và nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN.

Viện nghiên cứu tiêu chuẩn chất lượng  hướng dẫn việc chứng nhận hợp quy về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (sau đây viết tắt là sản phẩm điện và điện tử) được sản xuất và nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (QCVN 4:2009/BKHCN) ban hành kèm theo Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là QCVN 4:2009/BKHCN).

- Thông tư số 28/ 2012/TTBKHCN ban hành ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.

Việc chứng nhận hợp quy sản phẩm điện và điện tử trong sản xuất được áp dụng theo phương thức 5. Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm điện và điện tử trong sản xuất do doanh nghiệp lập theo hướng dẫn của tổ chức chứng nhận.

  1. Đánh giá mẫu điển hình

Lấy mẫu điển hình

  1. a) Mẫu điển hình để thử nghiệm cho từng kiểu sản phẩm điện và điện tử được lấy ngẫu nhiên trong lô sản phẩm.
  2. b) Phân loại sản phẩm điện và điện tử theo lô và theo kiểu xác định. Chọn ngẫu nhiên một lô để thực hiện lấy mẫu thử nghiệm theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:

- Đối với sản phẩm dây điện:

Phân nhóm để lấy mẫu như sau:

+ Nhóm dây, cáp điện có tiết diện ≤ 10mm2

+ Nhóm dây, cáp điện có tiết diện > 10mm2 ≤ 50mm2.

+ Nhóm dây, cáp điện có tiết diện > 50mm2.

Mỗi nhóm lấy 01 mẫu có chiều dài tối thiểu 12 mét/mẫu (ưu tiên lấy các mẫu dây, cáp điện có số lượng, sản lượng lớn nhất).

 

- Đối với các sản phẩm điện và điện tử còn lại: Mẫu để thử nghiệm điển hình tối thiểu là 03 sản phẩm, trong đó 01 sản phẩm là mẫu chính để thử tất cả các chỉ tiêu được quy định trong QCVN 4:2009/BKHCN, mẫu còn lại là mẫu dùng cho các thử nghiệm đối với linh kiện (theo điều 24 của các tiêu chuẩn tương ứng) và 01 mẫu để lưu tại tổ chức chứng nhận cho đến khi hoàn thành công việc đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Hết thời hạn lưu mẫu sản phẩm, tổ chức chứng nhận phải gửi trả lại doanh nghiệp mẫu lưu. Trường hợp cần thiết, nhà sản xuất cần gửi kèm theo hoặc bổ sung tài liệu mô tả kỹ thuật chi tiết hoặc sơ đồ/sơ đồ mạch của thiết bị.

 

Thử nghiệm mẫu điển hình

- Mẫu điển hình được thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN;

- Mẫu điển hình phải được thử nghiệm tại tổ chức thử nghiệm có đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu đáp ứng tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN. Ưu tiên sử dụng tổ chức thử nghiệm do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định.

 

Đánh giá – xử lý kết quả thử nghiệm

- Mẫu sau khi thử nghiệm được xem là phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN khi kết quả thử nghiệm của tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật đều đạt theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia tương ứng cho từng kiểu loại sản phẩm điện.

- Nếu kết quả thử nghiệm mẫu lần thứ nhất không đạt yêu cầu quy định, tổ chức chứng nhận thông báo đến doanh nghiệp sản xuất để có biện pháp khắc phục. Sau khi doanh nghiệp sản xuất đã có biện pháp khắc phục, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành lấy mẫu lần 2 kiểu sản phẩm này để thử nghiệm lại các chỉ tiêu không đạt. Kết quả thử nghiệm mẫu lần 2 sẽ là kết quả đánh giá cuối cùng. Trong trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu lần hai vẫn không đạt, tổ chức chứng nhận sẽ thông báo đến doanh nghiệp sản xuất về việc kiểu sản phẩm đó chưa đủ điều kiện để chứng nhận hợp quy tại thời điểm đánh giá.

 

 

 

  1. Đánh giá quá trình sản xuất

Đánh giá quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Việc đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm điện và điện tử được thực hiện theo quy định về chứng nhận hợp quy.

Ghi chú: Trường hợp doanh nghiệp có Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 còn thời hạn hiệu lực (do tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 cấp) thì tại lần đầu tiên khi thực hiện đánh giá chứng nhận, tổ chức chứng nhận cần xem xét hồ sơ và đánh giá kiểm chứng thực tế việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp sản xuất và xác nhận tính phù hợp. Nếu kết quả thử nghiệm hoặc quá trình sản xuất có bằng chứng không đảm bảo chất lượng, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm triển khai xem xét, đánh giá quá trình sản xuất.

 

  1. Cấp Giấy chứng nhận hợp quy và dấu hợp quy

Doanh nghiệp có sản phẩm điện và điện tử đánh giá hợp quy được cấp Giấy chứng nhận hợp quy khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau:

- Kết quả thử nghiệm của tất cả các yêu cầu tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN đều đạt theo quy định.

- Kết quả đánh giá quá trình sản xuất là phù hợp.

Giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn hiệu lực 3 năm.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299