Để sản phẩm có thể lưu hành trên thị trường và tiêu thụ theo đúng quy định hiện hành của nhà nước thì các sản phẩm phải được công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy tùy thuộc vào loại hình sản phẩm.
Để hiểu hơn về tổng quan về chứng nhận hợp quy này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về Các phương thức đánh giá sự phù hợp hay còn được gọi là Các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy cho mọi người cùng tham khảo như sau:
CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN HỢP QUY BAO GỒM:
Theo như Thông tư Số: 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN, CÔNG BỐ HỢP QUY VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT phân loại các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy bao gồm 8 phương thức sau:
Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Trong đó, phương thức 5 và phương thức 7 được sử dụng phổ biến nhất đối với đa số loại sản phẩm, hàng hóa.