Tư vấn chứng nhận IATF 16949 ✔️ Nhanh chóng - Giá tốt
Chat Zalo
Chat ngay

Tư vấn Chứng nhận IATF 16949

Dịch vụ tư vấn chứng nhận IATF 16949 theo tiêu chuẩn của hiệp hội Ô tô thế giới ban hành: - Chuyên gia hàng đầu; - Dịch vụ trọn gói (không phát sinh phụ phí); - Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; Email liên hệ: contacts@isocus.vn
ĐĂNG KÝ Gọi để tư vấn0937619299
Đặc điểm nổi bật Điều kiện sử dụng Thông tin chi tiết Quy trình chứng nhận Thông tin cần cung cấp Bình luận và đánh giá

ĐIỂM NỔI BẬT

Dịch vụ tư vấn chứng nhận IATF 16949 của ISOCUS:

  1. Dịch vụ Chuyên nghiệp.
  2. Chuyên gia giàu kinh nghiệm đã từng làm việc tại các tập đoàn về sản xuất Ô tô.
  3. Dịch vụ trọn gói không phát sinh phụ phí.
  4. Đảm bảo tư vấn và xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949: 2016 cho công ty bạn mà không tính thêm chi phí.
  5. Được cung cấp các tài liệu mẫu (sổ tay, quy trình, hướng dẫn công việc, các biểu mẫu …) miễn phí

 

Mọi thắc mắc liên quan tới tư vấn & chứng nhận IATF 16949 và các hệ thống quản lý khác quý khách hàng vui lòng bấm : 0937.619.299 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Tiêu chuẩn IATF 16949 áp dụng cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp Ô tô và Phụ tung Ô tô:

Trường hợp 1:

 Đối với các tổ chức chưa chứng nhận ISO/TS 16949 (cần chứng nhận IATF 16949: 2016 lần đầu)
-      Tất cả các tổ chức cần chứng nhận lần đầu trong thời gian này được chọn lựa:
·   Chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO / TS 16949: 2009 cho đến ngày 01/10/ 2017. Tuy nhiên giấy chứng nhận của ISO / TS 16949: 2009  chỉ có giá trị đến 14/9/2018.
·   Xây dựng và đăng ký đánh giá theo tiêu chuẩn mới IATF 16949: 2016
-      Sau ngày 01/10/2017 các tổ chức phải được đánh giá và chứng nhận theo  tiêu chuẩn mới IATF 16949: 2016.

Trường hợp 2:

Đối với tổ chức đang được chứng nhận ISO / TS 16949: 2009
-      Các tổ chức đã chứng nhận ISO / TS 16949: 2009 sẽ chuyển đổi sang phiên bản mới IATF 16949: 2016, thông qua một cuộc đánh giá  chuyển đổi  phù hợp với kỳ đánh giá ISO/TS 16949:2009 hiện hành (ví dụ trong đợt đánh giá Tái chứng nhận hoặc trong đợt đánh giá giám sát định kỳ hàng năm).

-      Chọn một thời điểm đánh giá thích hợp khác không nằm trong các đợt đánh giá định kỳ.

Xem thêm icon

THÔNG TIN CHI TIẾT

I. IATF 16949 là gì?

IATF 16949 là tiêu chuẩn về các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng, trong đó bao gồm yêu cầu đặc trưng cho ngành công nghiệp ô tô.

Phiên bản trước đó, ISO/TS 16949 được chuẩn bị bởi International Automotive Task Force (IATF) và Japan Automobile Manufacturer Association, Inc. (JAMA) với sự hỗ trợ của tiểu ban TC 176, Quản lý chất lượng và Đảm bảo chất lượng. Phiên bản 2002 thay thế phiên bản thứ nhất năm 1999 (ISO/TS 16949 :1999). Sau đó, tiêu chuẩn được sửa đổi lần thứ ba năm 2009, và gần đây nhất là phiên bản IATF 16949:2016 được IATF ban hành tháng 10 năm 2016.

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các tổ chức sản xuất và cung cấp: chi tiết hoặc vật liệu, dịch vụ nhiệt luyện, sơn, mạ hay xử lý bề mặt, hoặc các sản phẩm khác do khách hàng chỉ định. Về nguyên tắc tiêu chuẩn này có thể áp dụng được cho mọi chi tiết “on car - on road” (lắp trên xe - chạy trên đường)

II. Quy trình tư vấn chứng nhận IATF 16949:

Tại ISOCUS chúng tôi thực hiện công việc tư vấn cho các doanh nghiệp thông qua 7 bước lớn sau đây:

Bước 1: Khảo sát chi tiết & đề xuất phương án triển khai:

  • Khảo sát thực trạng áp dụng hệ thống quản lý của tổ chức
  • Phân tích khoảng trống giữa yêu cầu tiêu chuẩn và thực tế của doanh nghiệp
  • Đề xuất các công việc/phân chia công việc và yêu cầu giải pháp kỹ thuật (nếu có), thời gian tiến độ thực hiện công việc

Bước 2: Lập kế hoạch tư vấn – đào tạo và xây dựng hệ thống tài liệu cho tiêu chuẩn IATF 16949:2016

Sau khi chuyên gia của chúng tôi xuông khảo sát doanh nghiệp xong thì sẽ lên kế hoạch tư vấn – đào tạo và xây dựng hệ thống tài liệu cho IATF 16949 cho doanh nghiệp.

Bước 3: Đào tạo nhận thức chung về Quản lý chất lượng

Mục tiêu

  • Trang bị cho học viên các quy định của pháp luật về Quản lý chất lượng.
  • Diễn giải các yêu cầu của tiêu chuẩn IATF 16949
  • Các kiến thức và nguyên tắc trong xây dựng hệ thống quản lý
  • Đề xuất
  • Diễn giải mối tương quan giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý

Yêu cầu học viên: là cán bộ nhân viên trong Công ty

Bước 4: Hướng dẫn xây dựng tài liệu:

STT Danh mục tài liệu
1 Chính sách Chất lượng IATF
2 Mục tiêu Chất lượng
3 Sổ tay IATF
4 Sơ đồ mô tả bối cảnh của tổ chức
5 Sơ đồ mô tả nhu cầu và mong đợi các bên quan tâm
6  Quy trình quản lý an toàn sản phẩm
7 Chính sách trách nhiệm đoàn thể 
8 Danh sách người chịu trách nhiệm các quá trình
9 Bảng mô tả công việc cho từng chức danh
10 Quy trình nhận diện rủi ro & cơ hội
11 Quy trình hành động phòng ngừa
12 Quy trình ứng phó khẩn cấp
13 Quy trình tuyển dụng
14 Quy trình bảo trì thiết bị 
15 Quy trình sửa chữa thiết bị 
16 Quy trình quản lý, chế tạo thiết bị, khuôn mẫu, đồ gá và công cụ sản xuất
17 Quy trình kiểm soát sửa chữa bảo quản, bảo dưỡng khuôn, gá và công cụ sản xuất
18 Quy trình hoạch định nhà xưởng phương tiện thiết bị 
19 Quy trình quản lý môi trường làm việc
20 Quy trình quản lý hiệu chuẩn thiết bị, dụng cụ đo lường
21 Quy trình phân tích hệ thống đo lường
22 Quy trình quản lý phòng thực nghiệm nội bộ & bên ngoài
23 Quy trình quản lý tri thức
24 Quy trình đào tạo nhận thức cơ bản và đánh giá sau đào tạo 
25 Quy trình đào tạo tác nghiệp và đánh giá kỹ năng nhân viên
26 Quy trình xác định năng lực & thẩm tra năng lực đánh giá viên nội bộ, đánh giá nhà cung cấp, năng lực kiểm ngoại quan và năng lực thực hiện các công đoạn đặc biệt 
27 Quy trình khuyến khích nhân viên
28 Quy trình kiểm soát tài liệu & dữ liệu
29 Quy trình kiểm soát hồ sơ
30 Quy trình quản lý bản vẽ & tiêu chuẩn kỹ thuật 
31 Quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng 
32 Quy trình xem xét hợp đồng bán hàng 
33 Quy trình hoạch định chất lượng sản phẩm mới (APQP)
34 Quy trình thiết kế khuôn mẫu, đồ gá và công cụ sản xuất
35 Quy trình phê duyệt linh kiện, sản phẩm trước khi sản xuất (PPAP)
36 Quy trình phân tích mức độ ảnh hưởng các dạng lỗi đặc trưng trong thiết kế và quá trình sản xuất (FMEA)
37 Quy trình kiểm soát thay đổi thiết kế
38 Quy trình kiểm soát SPC 
39 Quy trình xác định các đặc tính đặc biệt
40 Quy trình đánh giá nhà cung cấp
41 Quy trình quản lý phát triển nhà cung ứng
42 Quy trình mua hàng
43 Quy trình quản lý thu mua & gia công ngoài
44 Quy trình đánh giá sự tuân thủ luật định và yêu cầu khác của các sản phẩm, dịch vụ mua vào
45 Kế hoạch chất lượng
46 Quy trình kiểm soát quá trình sản xuất
47 Quy trình kiểm soát công đoạn 
48 Quy trình thẩm tra cài đặt sản xuất
49  Quy trình quản lý hệ thống bảo trì năng suất toàn diện
50 Quy trình quản lý sản xuất 
51 Quy trình xác nhận giá trị sử dụng các quá trình sản xuất đặc biệt
52 Quy trình lắp ráp sản phẩm
53 Quy trình nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm
54 Quy trình quản lý tài sản của khách hàng và nhà cung cấp
55 Quy trình quản lý xuất nhập hàng
56 Quy trình đóng gói
57 Quy trình theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng 
58 Quy trình dịch vụ sau bán hàng
59 Quy trình kiểm soát sự thay đổi 4M
60 Quy trình kiểm soát sản phẩm đầu 
61 Quy trình kiểm tra thành phẩm sau cùng
62 Quy trình kiểm tra sản phẩm mua vào 
63 Quy trình kiểm soát không phù hợp
64 Quy trình kiểm soát sản phẩm nghi ngờ
65 Quy trình kiểm soát sản phẩm làm lại
66 Quy trình kiểm soát sửa chữa sản phẩm
67

Quy trình thống kê phân tích dữ liệu    

68

Quy trình đánh giá nội bộ

69

Quy trình xem xét của lãnh đạo

70

Quy trình hành động khắc phục

71

Quy trình giải quyết vấn đề

72

Quy trình xác định các phương pháp chống sai lỗi

73

Quy trình cải tiến

74

Quy trình kiểm soát xử lý nhiệt

75

Quy trình kiểm soát mạ

76

Quy trình kiểm soát sơn

77

Quy trình kiểm soát công đoạn hàn

78

Quy trình kiểm soát hàn chì

79

Quy trình kiểm soát đúc

80

Quy trình kiểm soát vật tư giao động

81

Quy trình kiểm soát quá trình lưu hóa

82

Các hướng dẫn công việc

83

Các tài liệu khác

Bước 5: Hướng dẫn áp dụng tài liệu hệ thống quản lý chất lượng Cho ngành Công nghiệp ô tô

Áp dụng hệ thống văn bản đã xây dựng và thực tế quản lý của Công ty

Bước 6: Đào tạo Chuyên gia đánh giá nội bộ:

  • Hướng dẫn các kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 19011:2013
  • Cuối khóa học có bài test chuyên gia về mức độ hiểu biết của hệ thống, kiến nghị lãnh đạo Công ty phê duyệt làm chuyên gia đánh giá nội bộ
  • Thời lượng đào tạo: 01 ngày tại Doanh nghiệp (trong đó đào tạo lý thuyết: 0,5 ngày; 0,5 ngày đánh giá thực tế cùng chuyên gia)

Lập báo cáo đánh giá nội bộ và họp xem xét của lãnh đạo.

Bước 7: Đăng kí chứng nhận IATF 16949

Chúng tôi sẽ đăng kí chứng nhận IATF 16949 cho doanh nghiệp với sự giúp đỡ và hợp tác của doanh nghiệp.

III. Quá trình chứng nhận IATF 16949

1. Xác định lợi ích

Nhóm quản lý xác định các lợi ích mà tổ chức có thể có được khi áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng cho ngành Công nghiệp Oto

Sau đó, Doanh nghiệp cần chỉ định một chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm với những hiểu biết cần thiết để đạt được IATF 16949

2. Đánh giá rủi ro

Công việc sẽ bắt đầu từ việc xác định, sau đó đánh giá các rủi ro về chất lượng trong toàn tổ chức.

Mỗi rủi ro đều được đánh giá về nguy cơ diễn ra cao hay thấp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng sự cố đối với tổ chức.

3. Kiểm soát thực hiện

Từ danh sách các rủi ro an ninh đã được xác định, có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát thích hợp để giảm rủi ro xuống mức độ chấp nhận được.

Sau đó các hệ thống quản lý sẽ được thiết lập để quản lý các rủi ro, giám sát các sự cố an ninh và liên tục giám sát các quá trình, xác định các rủi ro mới.

4. Tiến hành chứng nhận

Đến bước này, bạn đã sẵn sàng tiến hành lần đánh giá đầu tiên.

Trước tiên, chuyên gia đánh giá sẽ xem xét hệ thống văn bản , đảm bảo hệ thống văn bản khớp với những gì bạn thực sự thực hiện và đưa ra kiến nghị thay đổi nếu cần.

Khi đã thực hiện những thay đổi cần thiết, bạn sẽ sẵn sàng để tiến hành một cuộc đánh giá thực sự thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận độc lập được công nhận.

5. Quản lý hệ thống tài liệu

Lưu giữ các hồ sơ và sử dụng hệ thống tài liệu thích hợp sẽ giúp bạn duy trì được một hệ thống hiệu quả và thuận tiện cho việc giám sát sau này.

6. Biện pháp khắc phục

Có một điều không thể tránh khỏi đó là các quá trình có thể trở nên không còn đúng và bạn sẽ cần có một quá trình đã xác định để sửa chữa vấn đề và xác định điểm sai trước khi thay đổi để ngăn không có vấn đề tái diễn.

Bạn nên giữ một hồ sơ về các hành động bạn thực hiện để điều chỉnh vấn đề. Nếu có thể, bạn nên xác định các vùng vấn đề tiềm ẩn và thiết lập một hệ thống nhằm ngăn chặn hay giảm thiểu hiệu ứng của chúng trước khi xảy ra vấn đề.

7. Đánh giá thường xuyên

Bạn cần phải thường xuyên Đánh giá chất lượng nội bộ hệ thống mình áp dụng. Những cá nhân trong tổ chức của bạn, những người độc lập với các chức năng được đánh giá có thể tiến hành đánh giá nội bộ.

Chuyên gia đánh giá sẽ kiểm ra xem tổ chức bạn có làm theo các quy trình hay không và xác định bất kỳ khu vực nào cần phải điều chỉnh.

Bạn sẽ phải có một quy trình cho việc lập kế hoạch, thực hiện và ghi chép các cuộc đánh giá.

 

Mọi thắc mắc liên quan tới tư vấn & chứng nhận IATF và các hệ thống quản lý khác quý khách hàng vui lòng bấm : 0937.619.299 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia

 

Xem thêm >> Chứng nhận iso 9001

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN

THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP

+ Thông tin họ tên người liên hệ

+ Thông tin công ty : (Lĩnh vực sản xuất, ngành nghề kinh doanh)

+ Dịch vụ Yêu cầu

BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Gửi câu hỏi
avatar
Khương

tư vấn + báo giá giúp mình

(02-11-2018, 4:04 pm)
avatar
Ngọc Nguyễn

dịch vụ chuyên nghiệp, rất hài lòng

(02-11-2018, 2:15 pm)

DỊCH VỤ ĐÃ XEM

Dịch vụ liên quan

Dịch vụ bạn đang xem

Tư vấn Chứng nhận IATF 16949
Dịch vụ tư vấn chứng nhận IATF 16949 theo tiêu chuẩn của hiệp hội Ô tô thế giới ban hành: - Chuyên gia hàng đầu; - Dịch vụ trọn gói (không phát sinh phụ phí); - Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; Email liên hệ: contacts@isocus.vn
icon zalo
0937.619.299