Đánh thức” tiềm năng phát triển logistics ở Việt Nam”
Chat Zalo
Chat ngay

Đánh thức” tiềm năng phát triển logistics ở Việt Nam”

Tác giả: ISOCUS | 19-04-2017, 2:04 pm
Các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam phải hiểu đầy đủ và chính xác về bức tranh toàn...

Các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam phải hiểu đầy đủ và chính xác về bức tranh toàn cảnh TPP, những ảnh hưởng, cơ hội và thách thức khi tham gia TPP đối với các doanh nghiệp giao nhận vận tải. Đồng thời cũng là cơ hội để các công ty trong ngành nắm bắt được các thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như các chia sẻ, tư vấn với các chuyên gia xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập, để từ đó tìm ra hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp mình trong bối cảnh cạnh tranh theo chiều rộng và chiều sâu.
Hải Phòng là một thành phố dịch vụ công nghiệp.Trong những năm qua, cảng Hải Phòng đã có lượng hàng hóa giao thương là rất lớn. Năm 2015, hàng hóa qua cảng là 73 triệu tấn, 6 tháng đầu năm 2016 đã đạt được 37,7 triệu tấn.Hải Phòng được đánh giá là khu vực tiềm năng phát triển logistics tại Việt Nam.Đây cũng là nơi có cảng biển phát triển, sân bay, đường bộ, đường sắt, đường thủy nối với các tỉnh trong khu vực và phát triển đủ 6 lĩnh vực, trong đó chỉ có Hải Phòng là nơi phát triển vận tải đường ống. Hải Phòng có đủ các loại hình hoạt động logistics trong đó dịch vụ cảng biển, kho bãi, kinh doanh vận tải bằng xe tải phát triển.

Tuy nhiên, khi mở cửa thị trường, tình trạng cạnh tranh gay gắt đã diễn ra nhưng doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam lại có khả năng cạnh tranh hạn chế do giá dịch vụ chưa cạnh tranh, ứng dụng ICT còn thấp dẫn đến năng suất lao động thấp, nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu, 81% đào tạo qua công việc hàng ngày, 4% đào tạo nước ngoài, khoảng 10% có tiếng anh chuyên nghề do đó chất lượng dịch vụ chưa cao. Trong đó, khoảng 70% doang nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics là vừa và nhỏ nên hạn chế về tài chính và năng lực quản lý, hợp tác giữa chủ hàng và doanh nghiệp dịch vụ logistics chưa tốt. Đây là khó khăn chung cho ngành dịch vụ vận tải, logistics của Hải Phòng.

Để có thể phát triển dịch vụ vận tải, logistics thì cần phát triển trên 4 trụ cột của hệ thống là chính sách phát triển và pháp luật điều chỉnh, kết cấu hạ tầng, phát triển doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải, logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận tải, logistics. Theo đó, Hải Phòng cần có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển như giành quỹ đất, ưu đãi về thuế cho phát triển kết cấu hạ tầng – các trung tâm logistics, kho bãi, ICD, khu công nghiệp cao…cho việc phát triển phương tiện vận tải. Đồng thời, tập trung phát triển các dịch vụ cảng biển, vận tải ô tô, bốc xếp hàng hóa, đại lý vận tải…mà Hải Phòng có thế mạnh; phát triển dịch vụ logistics 3PL, 4PL, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh; đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về vận tải, logistics.

Theo đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần mở rộng quy mô doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết, tập trung vào cung cấp các dịch vụ doanh nghiệp có thế mạnh; cắt giảm chi phí logistics thông qua cải tiến các khâu tác nghiệp; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hướng vào khách hàng; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu khách hàng và ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu dịch vụ.

Nhiều bài học quý
Tiến sĩ Fredric William Swierczek – Giám đốc Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam cho biết ông đã nghiên cứu tình hình của các công ty logistics của Trung Quốc, những công ty này họ cũng có thực trạng giống như các công ty ở Việt Nam. Các yếu tố nghiên cứu ở công ty Trung Quốc liên quan đến 3 khía cạnh là phạm vi hoạt động (các dịch vụ logistics các công ty đó cung cấp ra thị trường), hiệu quả trong việc giao hàng và tốc độ. Về vấn đề giao hàng hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ đáp ứng về việc giao hàng nhanh mà còn dựa trên nền tảng chi phí hợp lý.Tốc độ không chỉ về thời gian mà còn đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
Tiến sĩ Fredric cho rằng một chiến lược logistics và phân phối hiệu quả có thể tạo ra các cải tiến quan trọng giúp làm giảm chi phí, tăng năng xuất và hiệu quả, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

“Về các yếu tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các doanh nghiệp logicstics ở Trung Quốc, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại có thể giúp nâng cấp phạm vi cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.Công nghệ thông tin giúp cho doanh nghiệp nâng cao tính hiệu quả trong việc giao hàng, có thể giao hàng được nhiều loại hàng hóa khác nhau và giao hàng nhanh hơn, nâng cao giá trị gia tăng cho dịch vụ.Do đó, chúng tôi luôn khẳng định rằng việc đầu tư cho công nghệ thông tin, công nghệ mới là hoàn toàn xứng đáng”, Tiến sĩ Fredric khẳng định.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, yếu tố đầu tư mang lại hiệu quả lớn nhất lại chính là đầu tư cho đào tạo và phát triển con người. Khi các doanh nghiệp đầu tư một khoản hiệu quả vào việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực thì phạm vi, tính đa dạng, chất lượng của dịch vụ được nâng lên. Ngoài ra, khi nâng cao được chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên thì chi phí sản xuất, kinh doanh giảm và đáp ứng được nhu cầu khách hàng tốt hơn. Có thể nói, kinh nghiệm của các doanh nghiệp logistics ở Trung Quốc chỉ ra rằng việc đầu tư vào công nghệ thông tin cũng như đào tạo phát triển nguồn nhân lực là 2 yếu tố thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Vấn đề các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn đặt ra là có nên đầu tư những khoản tiền lớn vào 2 lĩnh vực này không và kinh nghiệm cũng chỉ ra đối với các doanh nghiệp này, những khoản đầu tư vào 2 lĩnh vực này là hoàn toàn xứng đáng vì đây là khoản đầu tư có xuất lợi nhuận lớn trong tương lai nếu như nhìn về tương lai xa hơn.
Có thể thấy rằng, từ kinh nghiệm của các công ty Trung Quốc cũng như doanh nghiệp logistics tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam, công tác đào tạo và phát triển nhân lực có tác động lớn nhất đối với phạm vi các dịch vụ logistic. Đồng thời, công nghệ thông tin ITC có tác động lớn nhất đối với tốc độ dịch vụ.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299